Công tác đánh giá an toàn công trình hàng hải được thực hiện theo trình tự thủ tục như thế nào? Dựa trên những nội dung gì?
- Công tác đánh giá an toàn công trình hàng hải được thực hiện theo trình tự thủ tục như thế nào? Dựa trên những nội dung gì?
- Chủ sở hữu công trình hàng hải có trách nhiệm gì trong công tác đánh giá an toàn công trình?
- Mọi công trình hàng hải sau khi tiến hành đánh giá an toàn có cần phải có ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không?
Công tác đánh giá an toàn công trình hàng hải được thực hiện theo trình tự thủ tục như thế nào? Dựa trên những nội dung gì?
Căn cứ khoàn 1 Điều 10 Thông tư 19/2022/TT-BGTVT quy định về trình tự và nội dung đánh giá an toàn công trình hàng hải như sau:
Đánh giá an toàn công trình hàng hải
1. Trình tự, nội dung đánh giá an toàn công trình hàng hải thực hiện theo quy định tại Điều 36, Điều 37 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
Theo đó, công tác đánh giá an toàn công trình hàng hải được thực hiện theo trình tự thủ tục quy định tại Điều 36 Nghị định 06/2021/NĐ-CP:
Bước 1: Lập và phê duyệt đề cương đánh giá an toàn.
Bước 2: Tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình.
Bước 3: Lập báo cáo kết quả đánh giá an toàn.
Bước 4: Gửi báo cáo đến cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận và cho ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình:
Cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận gồm:
(1) Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với các công trình xây dựng nằm trên địa bàn tỉnh;
(2) Bộ quản lý công trình xây dựng chuyên ngành đối với công trình chuyên ngành nằm trên địa bàn 02 tỉnh trở lên theo thẩm quyền quy định tại khoản 3 Điều 52 Nghị định này;
(3) Bộ Quốc phòng, Bộ Công an đối với công trình phục vụ quốc phòng, an ninh.
Việc đánh giá an toàn công trình hàng hải sẽ dựa trên các nội dung quy định tại Điều 37 Nghị định 06/2021/NĐ-CP, bao gồm:
(1) Kiểm tra, đánh giá khả năng làm việc của các kết cấu chịu lực chính và các bộ phận công trình có nguy cơ gây mất an toàn.
(2) Kiểm tra, đánh giá các điều kiện đảm bảo vận hành, khai thác công trình bình thường, bao gồm: độ ồn, mức độ ô nhiễm của khói, bụi và các chất gây nguy hại, ảnh hưởng đến sức khỏe con người; an toàn cháy nổ; kết quả kiểm định các thiết bị có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn và các điều kiện an toàn khác có liên quan.
Công tác đánh giá an toàn công trình hàng hải được thực hiện theo trình tự thủ tục như thế nào? Dựa trên những nội dung gì? (Hình từ Internet)
Chủ sở hữu công trình hàng hải có trách nhiệm gì trong công tác đánh giá an toàn công trình?
Căn cứ khoàn 2 Điều 10 Thông tư 19/2022/TT-BGTVT quy định trách nhiệm đánh giá và xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình hàng hải như sau:
Đánh giá an toàn công trình hàng hải
...
2. Trách nhiệm đánh giá và xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình hàng hải
a) Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình hàng hải theo quy định tại Điều 38 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP;
b) Việc xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình hàng hải thực theo quy định tại Điều 39 Nghị định số 06/2021/NĐ-CP.
...
Dẫn chiếu Điều 38 Nghị định 06/2021/NĐ-CP quy định về trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình như sau:
Trách nhiệm tổ chức thực hiện đánh giá an toàn công trình
1. Trách nhiệm của chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình:
a) Tổ chức thực hiện việc đánh giá an toàn công trình theo quy định tại Điều 36 Nghị định này. Chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình được quyền tự thực hiện nếu đủ điều kiện năng lực hoặc thuê tổ chức kiểm định có đủ điều kiện năng lực thực hiện đánh giá an toàn công trình;
b) Bàn giao hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác đánh giá an toàn công trình cho tổ chức kiểm định làm cơ sở để lập đề cương đánh giá an toàn công trình, bao gồm: hồ sơ bảo trì công trình, hồ sơ thiết kế bản vẽ thi công, bản vẽ hoàn công, lý lịch thiết bị lắp đặt vào công trình và các hồ sơ, tài liệu cần thiết khác phục vụ công tác đánh giá an toàn công trình. Trường hợp không có hồ sơ hoặc hồ sơ của công trình không đủ thông tin phục vụ công tác đánh giá an toàn, chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình có trách nhiệm thuê tổ chức có đủ điều kiện năng lực thực hiện khảo sát và lập hồ sơ hiện trạng công trình để phục vụ công tác đánh giá an toàn;
c) Tổ chức thẩm tra và phê duyệt đề cương đánh giá an toàn công trình;
d) Tổ chức giám sát việc thực hiện công tác đánh giá an toàn công trình;
đ) Xem xét và xác nhận kết quả đánh giá an toàn công trình;
e) Gửi 01 bản báo cáo kết quả đánh giá an toàn công trình đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định tại khoản 4 Điều 39 Nghị định này;
g) Lưu trữ hồ sơ đánh giá an toàn vào hồ sơ phục vụ công tác bảo trì công trình xây dựng.
...
Như vậy, trong công tác đánh giá an toàn công trình hàng hải chủ sở hữu có trách nhiệm tổ chức thực hiện việc đánh giá an toàn công trình, bàn giao hồ sơ, tài liệu phục vụ công tác đánh giá an toàn công trình,...và một số trách nhiệm khác theo quy định pháp luật nêu trên.
Mọi công trình hàng hải sau khi tiến hành đánh giá an toàn có cần phải có ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền hay không?
Căn cứ khoản 5 Điều 10 Thông tư 19/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
Đánh giá an toàn công trình hàng hải
...
5. Danh mục các công trình phải được cơ quan có thẩm quyền xem xét và thông báo ý kiến về kết quả đánh giá an toàn công trình được quy định tại Phụ lục III Thông tư này.
Dẫn chiếu Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-BGTVT quy định như sau:
PHỤ LỤC III
DANH MỤC CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI PHẢI ĐƯỢC CƠ QUAN CÓ THẨM QUYỀN XEM XÉT VÀ THÔNG BÁO Ý KIẾN VỀ KẾT QUẢ ĐÁNH GIÁ AN TOÀN CÔNG TRÌNH
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2022/TT-BGTVT ngày 26 tháng 07 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Ghi chú:
- Cấp công trình xác định theo Thông tư quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành;
- Đối với bến cảng khai thác hàng hóa và hành khách thì thực hiện như Bến cảng hành khách.
Từ quy định trên thì chỉ những danh mục công trình hàng hải sau mới cần phải có ý kiến của cơ quan nhà nước có thẩm quyền sau khi đanh giá an toàn công trình hàng hải:
(1) Công trình bến cảng biển:
- Bến cảng hàng hóa, công vụ: từ cấp 1 trở lên;
- Bến cảng hành khách: không phân biệt cấp;
(2) Công trình sửa chữa tàu biển: cầu trang trí, âu tàu biển, ụ tàu biển và các công trình nâng hạ tàu biển khác (triền, đà, sàn nâng...): cấp 1 trở lên.
(3) Công trình chỉnh trị, đê chắn sóng, đê chắn cát, kè hướng dòng, kè bảo vệ bờ: cấp 1 trở lên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đề minh họa thi đánh giá năng lực Đại học Sư phạm Hà Nội 2025 kèm đáp án chính thức thế nào?
- Việc lập và quản lý hồ sơ địa giới đơn vị hành chính phải tuân thủ nguyên tắc gì? Trình tự lập hồ sơ địa giới đơn vị hành chính gồm mấy bước?
- Nghị định 153/2024 quy định mức phí bảo vệ môi trường đối với khí thải từ ngày 5/1/2025 thế nào?
- Mẫu Sổ đăng ký thế chấp tài sản gắn liền với đất hình thành trong tương lai chuẩn Nghị định 99? Hướng dẫn ghi Sổ đăng ký thế chấp?
- Thông tư 12 2024 sửa đổi 10 Thông tư về tiền lương thù lao tiền thưởng người lao động? Thông tư 12 2024 có hiệu lực khi nào?