Phương án bảo vệ công trình hàng hải có bao gồm nội dung về thiết lập báo hiệu hàng hải đối với công trình không?
- Phần trên không của công trình hàng hải có nằm trong phạm vi bảo vệ công trình hành hải không?
- Phương án bảo vệ công trình hàng hải có bao gồm nội dung về thiết lập báo hiệu hàng hải đối với công trình hàng hải không?
- Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải đối với phần trên không được xác định dựa vào những cơ sở nào?
Phần trên không của công trình hàng hải có nằm trong phạm vi bảo vệ công trình hành hải không?
Phần trên không của công trình hàng hải có nằm trong phạm vi bảo vệ công trình hành hải được quy định tại Điều 124 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Bảo vệ công trình hàng hải
1. Bảo vệ công trình hàng hải bao gồm hoạt động bảo đảm an toàn, chất lượng của công trình hàng hải; biện pháp phòng ngừa, ngăn chặn và xử lý hành vi xâm phạm công trình gây nguy hiểm đến tính mạng, gây thiệt hại tài sản của nhà nước và của nhân dân.
2. Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải bao gồm công trình, hành lang bảo vệ công trình, phần trên không, phần dưới mặt nước, phần dưới mặt đất có liên quan đến an toàn công trình và bảo đảm an toàn cho hoạt động hàng hải.
...
Theo quy định của pháp luật về phạm vi bảo vệ công trình hàng hải sẽ bao gồm những công trình như sau:
- Hành lang bảo vệ công trình;
- Phần trên không có liên quan đến an toàn công trình và bảo đảm an toàn cho hoạt động hàng hải.;
- Phần dưới mặt nước có liên quan đến an toàn công trình và bảo đảm an toàn cho hoạt động hàng hải.;
- Phần dưới mặt đất có liên quan đến an toàn công trình và bảo đảm an toàn cho hoạt động hàng hải.
Như vậy, phần trên không của công trình hàng hải là một trong những phạm vi được bảo vệ công trình hành hải.
Tổ chức xây dựng, quản lý khai thác công trình hàng hải có cần phương án bảo vệ công trình về nội dung thiết lập báo hiệu hàng hải hay không? (Hình từ internet).
Phương án bảo vệ công trình hàng hải có bao gồm nội dung về thiết lập báo hiệu hàng hải đối với công trình hàng hải không?
Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình hàng hải phải có phương án bảo vệ công trình bao gồm các nội dung được quy định tại Điều 125 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 như sau:
Nguyên tắc bảo vệ công trình hàng hải
...
3. Tổ chức, cá nhân đầu tư xây dựng, quản lý khai thác công trình hàng hải phải có phương án bảo vệ công trình bao gồm các nội dung cơ bản sau đây:
a) Xác định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải theo quy định của Bộ luật này;
b) Thiết lập báo hiệu hàng hải đối với công trình hàng hải;
c) Nhân lực; địa chỉ, số điện thoại liên hệ trong thực hiện bảo vệ công trình hàng hải;
...
Như vậy, theo quy định của pháp luật thì phương án bảo vệ công trình hàng hải sẽ gồm nội dung về thiết lập báo hiệu hàng hải đối với công trình hàng hải.
Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải đối với phần trên không được xác định dựa vào những cơ sở nào?
Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải đối với phần trên không được quy định tại Điều 126 Bộ luật Hàng hải Việt Nam 2015 được sửa đổi bởi khoản 12 Điều 2 Luật sửa đổi, bổ sung một số Điều của 37 Luật có liên quan đến quy hoạch 2018 như sau:
Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải
1. Phạm vi bảo vệ công trình hàng hải bao gồm:
a) Đối với công trình bến cảng, cầu cảng được tính từ rìa ngoài cùng của công trình đến hết giới hạn phía ngoài của vùng nước trước bến cảng, cầu cảng;
b) Đối với công trình cảng dầu khí ngoài khơi được giới hạn bởi vành đai an toàn của công trình cảng dầu khí ngoài khơi và vùng cấm hành hải, thả neo tại khu vực công trình cảng dầu khí ngoài khơi;
c) Đối với luồng hàng hải được tính từ vị trí của tâm rùa neo phao báo hiệu luồng hàng hải ra hai bên luồng được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật luồng hàng hải;
d) Đối với công trình báo hiệu hàng hải được tính từ tâm của báo hiệu hàng hải ra phía ngoài, được xác định theo quy chuẩn kỹ thuật báo hiệu hàng hải;
đ) Đối với công trình hàng hải phần trên không, phần dưới mặt đất, phạm vi bảo vệ được xác định cụ thể đối với từng công trình trên cơ sở quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển, quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước, quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển, quy chuẩn kỹ thuật và quy định có liên quan của pháp luật
2. Cơ quan có thẩm quyền khi công bố đưa công trình hàng hải vào sử dụng phải bao gồm cả nội dung về phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.
3. Chính phủ quy định chi tiết khoảng cách, phạm vi bảo vệ công trình hàng hải.
Như vậy, theo quy định về phạm vi bảo vệ công trình hàng hải đối với phần trên không thì phạm vi bảo vệ được xác định cụ thể đối với từng công trình dựa trên các cơ sở như sau:
- Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển;
- Quy hoạch chi tiết nhóm cảng biển, bến cảng, cầu cảng, bến phao, khu nước, vùng nước;
- Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển, quy chuẩn kỹ thuật và quy định có liên quan của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu văn bản đề nghị chấp thuận chủ trương kết nối các tuyến đường sắt mới nhất hiện nay là mẫu nào?
- Đáp án tuần 1: Đáp án cuộc thi trực tuyến Tìm hiểu 75 năm thành lập tỉnh Vĩnh Phúc chi tiết, mới nhất?
- Năm 2025 tiếp tục tăng lương cơ sở 30% hay bỏ lương cơ sở xây dựng 5 bảng lương mới đối với CBCCVC và LLVT?
- Gọi điện báo cháy số nào? Gọi xe đến chữa cháy có tốn tiền không? Báo cháy chậm trễ hay báo cháy giả bị phạt thế nào?
- Hồ sơ, thủ tục thành lập hội từ ngày 26/11/2024 gồm những gì? Nội dung chính của điều lệ hội như thế nào?