Có phải tiến hành quan trắc công trình hàng hải đối với mọi bến cảng hàng hóa theo quy định hiện nay hay không?

Cho tôi hỏi có phải tiến hành quan trắc công trình hàng hải đối với mọi bến cảng hàng hóa hay không? Việc quan trắc công trình hàng hải được tiến hành dựa trên những nội dung chủ yếu nào? - Câu hỏi của anh Phát từ Khánh Hòa.

Công trình hàng hải có bao gồm bến cảng hàng hóa theo quy định hiện nay hay không?

Căn cứ Điều 2 Thông tư 19/2022/TT-BGTVT định nghĩa về công trình hàng hải như sau:

Giải thích từ ngữ
1. Công trình hàng hải bao gồm: bến cảng; cầu cảng; khu chuyển tải, khu neo đậu, khu tránh, trú bão trong vùng nước cảng biển; luồng hàng hải; công trình sửa chữa tàu biển; đèn biển (bao gồm nhà trạm gắn với đèn biển); phao, tiêu báo hiệu hàng hải; nhà trạm quản lý, vận hành phao, tiêu báo hiệu hàng hải; hệ thống giám sát và điều phối giao thông hàng hải (VTS); công trình đê, kè chỉnh trị; hạ tầng mạng viễn thông hàng hải.
2. Bảo trì công trình hàng hải là tập hợp các công việc nhằm bảo đảm và duy trì sự làm việc bình thường, an toàn của công trình theo quy định của thiết kế trong quá trình khai thác sử dụng. Nội dung bảo trì công trình hàng hải có thể bao gồm một, một số hoặc toàn bộ các công việc sau: kiểm tra, quan trắc, kiểm định chất lượng, bảo dưỡng và sửa chữa công trình; bổ sung, thay thế hạng mục, thiết bị công trình để việc khai thác, sử dụng công trình đảm bảo an toàn nhưng không bao gồm các hoạt động làm thay đổi công năng, quy mô công trình.

Theo đó, công trình hàng hải sẽ bao gồm bến cảng; cầu cảng; khu chuyển tải, khu neo đậu, khu tránh, trú bão trong vùng nước cảng biển; luồng hàng hải; công trình sửa chữa tàu biển; đèn biển (bao gồm nhà trạm gắn với đèn biển);...và một số công trình khác.

Như vậy, theo quy định vừa nêu trên thì bến cảng hàng hóa là một công trình thuộc công trình hàng hải.

Có phải tiến hành quan trắc công trình hàng hải đối với mọi bến cảng hàng hóa theo quy định hiện nay hay không?

Có phải tiến hành quan trắc công trình hàng hải đối với mọi bến cảng hàng hóa theo quy định hiện nay hay không? (Hình từ Internet)

Hiện nay bến cảng hàng hóa được phân loại thành bao nhiêu loại bến cảng?

Căn cứ Điều 4 Nghị định 76/2021/NĐ-CP quy định về việc phân loại cảng biển như sau:

Phương pháp đánh giá, phân loại cảng biển
1. Việc đánh giá, phân loại cảng biển theo phương thức chấm điểm. Thang điểm đánh giá là 100 điểm. Thang điểm đánh giá được xác định cụ thể đối với từng tiêu chí và thể hiện chi tiết tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
2. Cảng biển được đánh giá và phân thành 04 loại
a) Cảng biển đặc biệt: có tổng số điểm chấm đạt trên 90 điểm;
b) Cảng biển loại I: có tổng số điểm chấm đạt trên 70 điểm đến 90 điểm;
c) Cảng biển loại II: có tổng số điểm chấm đạt từ 50 điểm đến 70 điểm;
d) Cảng biển loại III: có tổng số điểm chấm dưới 50 điểm.
3. Căn cứ để đánh giá, phân loại hiện trạng cảng biển
a) Số liệu về phạm vi ảnh hưởng của cảng biển được căn cứ theo quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng biển được cơ quan nhà nước có thẩm quyền phê duyệt;
b) Số liệu về quy mô của cảng biển sử dụng số liệu thống kê hàng hóa thông qua cảng biển trung bình trong 03 năm gần nhất của Cục Hàng hải Việt Nam và sử dụng số liệu về cỡ trọng tải tàu tiếp nhận tại cảng biển theo các quyết định công bố mở bến cảng, cầu cảng của Cục Hàng hải Việt Nam trong năm gần nhất.
4. Việc phân loại cảng biển khi lập quy hoạch hoặc điều chỉnh quy hoạch cảng biển phải căn cứ vào số liệu về hàng hóa, cỡ trọng tải tàu dự kiến từng thời kỳ quy hoạch và các tiêu chí quy định tại Nghị định này.

Theo quy định trên thì cảng biển hàng hóa hiện nay sẽ được phân thành 04 loại bao gồm cảng biển đặc biệt, cảng biển loại 1, cảng biển loại 2 và cảng biển loại 3.

Có phải tiến hành quan trắc công trình hàng hải đối với mọi bến cảng hàng hóa hay không?

Căn cứ Điều 9 Thông tư 19/2022/TT-BGTVT quy định về việc quan trắc công trình hàng hải như sau:

Quan trắc công trình hàng hải trong quá trình khai thác, sử dụng
1. Công trình hàng hải phải quan trắc trong quá trình khai thác, sử dụng được quy định tại Phụ lục II Thông tư này.
2. Việc quan trắc đối với các công trình quy định tại khoản 1 Điều này được quy định tại khoản 1 Điều này được quy định trong quy trình bảo trì công trình hàng hải bao gồm các nội dung chủ yếu sau:
a) Đối tượng quan trắc: các kết cấu chịu lực chính của công trình;
b) Thông số quan trắc như biến dạng nghiêng, lún, nứt, võng, ... và giá trị giới hạn của các thông số này; thời gian quan trắc; chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác.
3. Yêu cầu chung đối với công tác quan trắc công trình hàng hải trong quá trình khai thác, sử dụng:
a) Nhà thầu quan trắc lập đề cương quan trắc phù hợp với các nội dung quy định tại khoản 2 Điều này trình chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình chấp thuận;
b) Nhà thầu quan trắc thực hiện quan trắc theo đề cương quan trắc đã được chấp thuận. Các số liệu quan trắc phải được phân tích, đánh giá; kết quả quan trắc phải được so sánh với giá trị giới hạn thiết kế cho phép và các quy chuẩn kỹ thuật, tiêu chuẩn áp dụng có liên quan;
c) Trường hợp số liệu quan trắc vượt quá giá trị giới hạn thiết kế cho phép hoặc có dấu hiệu bất thường thì chủ sở hữu hoặc người quản lý, sử dụng công trình phải tổ chức kiểm định, đánh giá nguyên nhân và có biện pháp khắc phục, xử lý kịp thời.

Dẫn chiếu Phụ lục II ban hành kèm theo Thông tư 19/2022/TT-BGTVT quy định như sau:

PHỤ LỤC II
DANH MỤC CÔNG TRÌNH HÀNG HẢI PHẢI QUAN TRẮC TRONG QUÁ TRÌNH KHAI THÁC, SỬ DỤNG
(Ban hành kèm theo Thông tư số 19/2022/TT-BGTVT ngày 26 tháng 07 năm 2022 của Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải)
Quan trắc công trình hàng hải
Ghi chú:
- Cấp công trình xác định theo Thông tư quy định về phân cấp công trình xây dựng và hướng dẫn áp dụng trong quản lý hoạt động đầu tư xây dựng do Bộ trưởng Bộ Xây dựng ban hành;
- Đối với bến cảng khai thác hàng hóa và hành khách thì thực hiện như Bến cảng hành khách.

Như vậy, không phải mọi loại bến cảng hàng hóa đều phải tiến hành quan trắc công trình hàng hải.

Chỉ thực hiện quan trắc công trình hàng hải đối với bến cảng hàng hóa loại 1 và bến cảng hàng hóa đặc biệt.

Việc quan trắc đối với các công trình hàng hải được quy định trong quy trình bảo trì công trình hàng hải bao gồm các nội dung chủ yếu sau:

(1) Đối tượng quan trắc: các kết cấu chịu lực chính của công trình;

(2) Thông số quan trắc như biến dạng nghiêng, lún, nứt, võng, ... và giá trị giới hạn của các thông số này; thời gian quan trắc; chu kỳ đo và các nội dung cần thiết khác.


Công trình hàng hải
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phương án bảo vệ công trình hàng hải có bao gồm nội dung về thiết lập báo hiệu hàng hải đối với công trình không?
Pháp luật
Định mức kinh tế kỹ thuật công tác nạo vét công trình hàng hải gồm những thành phần nào? Định mức kinh tế này là căn cứ để làm gì?
Pháp luật
Công tác đánh giá an toàn công trình hàng hải được thực hiện theo trình tự thủ tục như thế nào? Dựa trên những nội dung gì?
Pháp luật
Có phải tiến hành quan trắc công trình hàng hải đối với mọi bến cảng hàng hóa theo quy định hiện nay hay không?
Pháp luật
Có được phép điều chỉnh kế hoạch bảo trì công trình hàng hải hằng năm tăng hơn 20% kinh phí dự kiến so với kế hoạch ban đầu không?
Pháp luật
Tổ chức không kịp thời sửa chữa hư hỏng của công trình hàng hải theo quy định thì có bị xử phạt không?
Pháp luật
Lập kế hoạch nạo vét duy tu luồng hàng hải công cộng từ nguồn ngân sách nhà nước căn cứ vào các thông tin cơ bản nào?
Pháp luật
Phương án bảo vệ công trình hàng hải được xây dựng, thẩm định và phê duyệt như thế nào? Nội dung phương án gồm những gì?
Pháp luật
Xác định phạm vi bảo vệ công trình hàng hải trong một số trường hợp đặc biệt được thực hiện như thế nào?
Pháp luật
Khi phát hiện công trình hàng hải bị xâm phạm hoặc có nguy cơ mất an toàn thì xử lý như thế nào? Bảo vệ công trình hàng hải phải tuân thủ những nguyên tắc gì?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Công trình hàng hải
973 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Công trình hàng hải
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào