Nhiệm vụ biên phòng có bao gồm xây dựng phòng thủ dân sự không? Phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng có các nội dung gì?

Nhiệm vụ biên phòng có bao gồm xây dựng phòng thủ dân sự không? Khi thực thi nhiệm vụ biên phòng cần tuân thủ theo các nguyên tắc nào? Phạm vi, nội dung, nguyên tắc phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng được quy định như nào?

Nhiệm vụ biên phòng có bao gồm xây dựng phòng thủ dân sự không?

Căn cứ quy định tại khoản 5 Điều 5 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định nhiệm vụ biên phòng bao gôm:

- Xây dựng và thực hiện chiến lược, kế hoạch bảo vệ biên giới quốc gia.

- Quản lý, bảo vệ chủ quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới quốc gia; xây dựng, quản lý, bảo vệ hệ thống mốc quốc giới, vật đánh dấu, dấu hiệu đường biên giới, công trình biên giới, cửa khẩu, công trình khác ở khu vực biên giới.

- Bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, hòa bình, an ninh, trật tự, an toàn xã hội, kinh tế, văn hóa, xã hội, tài nguyên, môi trường; bảo đảm việc thi hành pháp luật ở khu vực biên giới, cửa khẩu.

- Phát triển kinh tế - xã hội kết hợp với tăng cường và củng cố quốc phòng, an ninh, đối ngoại ở khu vực biên giới.

- Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân trong nền quốc phòng toàn dân, thế trận quốc phòng toàn dân gắn với nền an ninh nhân dân, thế trận an ninh nhân dân; xây dựng khu vực phòng thủ cấp tỉnh, cấp huyện biên giới, phòng thủ dân sự; phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới.

- Hợp tác quốc tế về biên phòng, đối ngoại biên phòng, đối ngoại nhân dân, xây dựng biên giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển, ổn định lâu dài.

- Sẵn sàng chiến đấu, chiến đấu chống chiến tranh xâm lược, xung đột vũ trang.

Như vậy, nhiệm vụ biên phòng bao gồm cả xây dựng phòng thủ dân sự.

Nhiệm vụ biên phòng có bao gồm xây dựng phòng thủ dân sự không? Phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng có các nội dung gì?

Nhiệm vụ biên phòng có bao gồm xây dựng phòng thủ dân sự không? Phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng có các nội dung gì? (Hình từ Internet)

Khi thực thi nhiệm vụ biên phòng cần tuân thủ theo các nguyên tắc nào?

Căn cứ quy định tại Điều 4 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định nguyên tắc thực thi nhiệm vụ biên phòng như sau:

- Tuân thủ Hiến pháp, pháp luật Việt Nam và điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên; tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, biên giới quốc gia của các nước.

- Đặt dưới sự lãnh đạo tuyệt đối, trực tiếp về mọi mặt của Đảng Cộng sản Việt Nam, sự quản lý tập trung, thống nhất của Nhà nước.

- Phát huy sức mạnh tổng hợp của toàn dân, hệ thống chính trị, dựa vào Nhân dân và chịu sự giám sát của Nhân dân.

- Kết hợp quốc phòng, an ninh với kinh tế - xã hội và kinh tế - xã hội với quốc phòng, an ninh; kết hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng với xây dựng, củng cố hệ thống chính trị, phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, khoa học, công nghệ, đối ngoại ở khu vực biên giới.

Như vậy, khi thực thi nhiệm vụ biên phòng cần tuân thủ theo 04 nguyên tắc được nêu trên.

Phạm vi, nội dung, nguyên tắc phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng được quy định như nào?

Căn cứ quy định tại Điều 10 Luật Biên phòng Việt Nam 2020 quy định về phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng như sau:

* Phạm vi phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng được quy định như sau:

- Bộ Quốc phòng chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương cấp tỉnh thực hiện quản lý, bảo vệ biên giới quốc gia, duy trì an ninh, trật tự, an toàn xã hội ở khu vực biên giới, cửa khẩu;

- Bộ, cơ quan ngang Bộ, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ Quốc phòng, chính quyền địa phương cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức có liên quan thực thi nhiệm vụ biên phòng;

- Chính quyền địa phương cấp tỉnh nơi có biên giới quốc gia, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với Bộ, cơ quan ngang Bộ và địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan thực thi nhiệm vụ biên phòng;

- Chính quyền địa phương cấp huyện, cấp xã nơi có biên giới quốc gia, trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình, chủ trì, phối hợp với địa phương, cơ quan, tổ chức có liên quan thực thi nhiệm vụ biên phòng.

* Nguyên tắc phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng bao gồm:

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn, địa bàn hoạt động của lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng theo quy định của pháp luật; không làm cản trở hoạt động hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân;

- Bảo đảm điều hành tập trung, thống nhất theo quy định của pháp luật;

- Chủ động, linh hoạt, bí mật, kịp thời, hiệu quả và gắn với trách nhiệm của người đứng đầu;

- Trên cùng một địa bàn, khi phát hiện hành vi vi phạm pháp luật liên quan đến nhiệm vụ, quyền hạn của nhiều cơ quan, tổ chức, lực lượng thì cơ quan, tổ chức, lực lượng nào phát hiện trước phải xử lý theo thẩm quyền do pháp luật quy định; trường hợp vụ việc không thuộc thẩm quyền của mình thì xử lý ban đầu, chuyển giao hồ sơ, người, tang vật, tàu thuyền và phương tiện vi phạm pháp luật cho cơ quan, tổ chức, lực lượng có thẩm quyền chủ trì giải quyết. Cơ quan, tổ chức, lực lượng tiếp nhận có trách nhiệm thông báo kết quả điều tra, xử lý cho cơ quan, tổ chức, lực lượng chuyển giao biết.

* Nội dung phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng bao gồm:

- Trao đổi thông tin, tài liệu; đề xuất cấp có thẩm quyền xây dựng chính sách, pháp luật về biên phòng;

- Tuần tra, kiểm tra, kiểm soát, xử lý các tình huống về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội; đấu tranh phòng, chống tội phạm, vi phạm pháp luật; phòng, chống, ứng phó, khắc phục sự cố, thiên tai, thảm họa, biến đổi khí hậu, dịch bệnh; tìm kiếm, cứu hộ, cứu nạn ở khu vực biên giới, cửa khẩu;

- Xây dựng nền biên phòng toàn dân, thế trận biên phòng toàn dân vững mạnh ở khu vực biên giới;

d) Xây dựng lực lượng nòng cốt, chuyên trách;

- Đào tạo, tập huấn nghiệp vụ và kỹ năng chuyên môn cho lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng;

- Tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật ở khu vực biên giới;

- Thực hiện các hoạt động phối hợp khác có liên quan.

Ngoài ra, Chính phủ quy định chi tiết việc phối hợp giữa các Bộ, cơ quan ngang Bộ, chính quyền địa phương trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.

Bộ trưởng Bộ Quốc phòng quy định chi tiết việc phối hợp giữa Bộ đội Biên phòng và các lực lượng khác thuộc Bộ Quốc phòng trong thực thi nhiệm vụ biên phòng.

Nhiệm vụ biên phòng Tải trọn bộ các văn bản hiện hành về Nhiệm vụ biên phòng
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Nhiệm vụ biên phòng có bao gồm xây dựng phòng thủ dân sự không? Phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng có các nội dung gì?
Pháp luật
Lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng được hiểu như thế nào theo Luật Biên phòng Việt Nam 2020?
Pháp luật
Đối với lực lượng thực thi nhiệm vụ biên phòng được hưởng những chế độ, chính sách gì và phải bảo đảm các yêu cầu nào?
Pháp luật
Nguyên tắc thực thi nhiệm vụ biên phòng là gì? Chính sách của Nhà nước về biên phòng như thế nào?
Pháp luật
Thực thi nhiệm vụ biên phòng cần phải đảm bảo những nguyên tắc nào? Phạm vi phối hợp thực thi nhiệm vụ biên phòng được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Nhiệm vụ biên phòng
15 lượt xem
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào