Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của VKSND đối với việc xây dựng và sử dụng phần mềm ứng dụng thực hiện như thế nào?
- Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của VKSND đối với việc xây dựng và sử dụng phần mềm ứng dụng thực hiện như thế nào?
- Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm như thế nào khi xây dựng, nâng cấp phần mềm ứng dụng?
- Các hệ thống thông tin bắt buộc phải có chức năng ghi và lưu giữ bản ghi nhật ký hệ thống của phần mềm ứng dụng không?
Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của VKSND đối với việc xây dựng và sử dụng phần mềm ứng dụng thực hiện như thế nào?
Theo Điều 13 Quy chế bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng của Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 245/QĐ-VKSTC năm 2021 có quy định như sau:
Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin đối với việc xây dựng và sử dụng phần mềm ứng dụng
1. Yêu cầu về bảo đảm an toàn, an ninh thông tin phải được đưa vào tất cả các công đoạn thiết kế, xây dựng, triển khai và vận hành, sử dụng phần mềm ứng dụng.
2. Phần mềm ứng dụng phải đáp ứng các yêu cầu sau: cấu hình phần mềm, ứng dụng để xác thực người sử dụng; giới hạn số lần đăng nhập sai liên tiếp; giới hạn thời gian để chờ đóng phiên kết nối; mã hóa thông tin xác thực trên hệ thống; không được để chế độ đăng nhập tự động.
3. Phần mềm ứng dụng cần được kiểm tra phát hiện và khắc phục các điểm yếu về an toàn, an ninh thông tin mạng trước khi đưa vào sử dụng và trong quá trình sử dụng.
4. Cá nhân chỉ sử dụng phần mềm do đơn vị chuyên trách về an toàn, an ninh thông tin mạng cài đặt trên máy tính, thiết bị kết nối mạng máy tính được cấp; không được tự ý cài đặt hoặc gỡ bỏ các phần mềm khi chưa có sự đồng ý của đơn vị chuyên trách về an toàn, an ninh thông tin mạng.
5. Thiết lập, phân quyền truy cập, quản trị, sử dụng tài nguyên khác nhau của phần mềm ứng dụng với người sử dụng/nhóm người sử dụng có chức năng, yêu cầu nghiệp vụ khác nhau; tách biệt cổng giao tiếp quản trị phần mềm ứng dụng với cổng giao tiếp cung cấp dịch vụ; đóng các cổng giao tiếp không sử dụng.
6. Chỉ cho phép sử dụng các giao thức mạng có hỗ trợ chức năng mã hóa thông tin (SSH, SSL, VPN hoặc tương đương) khi truy cập, quản trị phần mềm, ứng dụng từ xa trên môi trường mạng; hạn chế truy cập đến mà nguồn của phần mềm ứng dụng và phải đặt mã nguồn trong môi trường an toàn do bộ phận chuyên trách công nghệ thông tin quản lý.
Như vậy, công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của Viện kiểm sát nhân dân đối với việc xây dựng và sử dụng phần mềm ứng dụng gồm các nội dung được quy định nêu trên.
Công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin của VKSND đối với việc xây dựng và sử dụng phần mềm ứng dụng như thế nào? (Hình từ Internet)
Chủ quản hệ thống thông tin có trách nhiệm như thế nào khi xây dựng, nâng cấp phần mềm ứng dụng?
Theo khoản 4 Điều 15 Quy chế bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng của Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 245/QĐ-VKSTC năm 2021 có quy định như sau:
Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin khi tiếp nhận, phát triển, vận hành và bảo trì hệ thống thông tin
...
4. Chủ quản hệ thống thông tin phải thực hiện công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng, tránh lộ, lọt mã nguồn và dữ liệu, tài liệu thiết kế, quản trị hệ thống mà đối tác đang xử lý ra bên ngoài khi xây dựng, nâng cấp phần mềm ứng dụng.
Theo đó, khi xây dựng, nâng cấp phần mềm ứng dụng, chủ quản hệ thống thông tin phải thực hiện công tác bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng, tránh lộ, lọt mã nguồn và dữ liệu, tài liệu thiết kế, quản trị hệ thống mà đối tác đang xử lý ra bên ngoài.
Các hệ thống thông tin bắt buộc phải có chức năng ghi và lưu giữ bản ghi nhật ký hệ thống của phần mềm ứng dụng không?
Theo khoản 1 Điều 16 Quy chế bảo đảm an toàn, an ninh thông tin mạng của Viện kiểm sát nhân dân ban hành kèm theo Quyết định 245/QĐ-VKSTC năm 2021 có quy định như sau:
Giám sát an toàn, an ninh thông tin mạng
1. Các hệ thống thông tin bắt buộc phải có chức năng ghi và lưu giữ bản ghi nhật ký hệ thống của phần mềm ứng dụng trong khoảng thời gian tối thiểu 03 tháng với những thông tin cơ bản: thời gian, địa chỉ, tài khoản (nếu có), nội dung truy cập và sử dụng phần mềm, ứng dụng; các lỗi phát sinh trong quá trình hoạt động; thông tin đăng nhập khi quản trị. Thực hiện việc bảo vệ các chức năng ghi nhật ký và thông tin nhật ký, chống giả mạo, sửa đổi, phá hủy và truy cập trái phép.
...
Theo quy định nêu trên thì các hệ thống thông tin bắt buộc phải có chức năng ghi và lưu giữ bản ghi nhật ký hệ thống của phần mềm ứng dụng trong khoảng thời gian tối thiểu 03 tháng với những thông tin cơ bản:
- Thời gian, địa chỉ, tài khoản (nếu có), nội dung truy cập và sử dụng phần mềm, ứng dụng;
- Các lỗi phát sinh trong quá trình hoạt động; thông tin đăng nhập khi quản trị.
Lưu ý: Thực hiện việc bảo vệ các chức năng ghi nhật ký và thông tin nhật ký, chống giả mạo, sửa đổi, phá hủy và truy cập trái phép.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?
- Bảo đảm dự thầu theo hình thức đấu thầu rộng rãi áp dụng đối với gói thầu nào? Mức bảo đảm dự thầu trong hồ sơ mời thầu là bao nhiêu?
- Mỗi xe nâng hàng phải có sổ theo dõi quá trình bảo trì? Yêu cầu của đơn vị bảo trì xe nâng hàng sử dụng động cơ, có tải trọng nâng từ 1.000kg trở lên là gì?
- Thanh tra thuế là gì? Được gia hạn thời hạn thanh tra thuế trong các trường hợp nào theo quy định?
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?