Công dân cung cấp thông tin và chứng từ thanh toán có phải chịu trách nhiệm về tính chính xác hay không?
- Công dân cung cấp thông tin và chứng từ thanh toán có phải chịu trách nhiệm về tính chính xác hay không?
- Chứng từ thanh toán trong hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được quy định như thế nào?
- Dich vụ thanh toán thực hiện bằng phương tiện điện tử của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Công dân cung cấp thông tin và chứng từ thanh toán có phải chịu trách nhiệm về tính chính xác hay không?
Công dân cung cấp thông tin và chứng từ thanh toán có phải chịu trách nhiệm về tính chính xác hay không, căn cứ theo khoản 3 Điều 17 Thông tư 15/2024/TT-NHNN quy định:
Trách nhiệm của tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán
1. Thực hiện đúng, đầy đủ các điều kiện, quy trình đối với các dịch vụ thanh toán theo quy định tại Thông tư này và theo thỏa thuận giữa tổ chức, cá nhân sử dụng dịch vụ thanh toán và tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phù hợp với quy định của pháp luật.
2. Hoàn trả hoặc phối hợp với tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán hoàn trả đầy đủ số tiền thụ hưởng do tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán chuyển thừa, chuyển nhầm (bao gồm cả lỗi tác nghiệp, sự cố hệ thống của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán).
3. Chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin và chứng từ thanh toán mà mình cung cấp.
4. Tự bảo vệ các bí mật thông tin tài khoản, giao dịch của cá nhân, tổ chức để đảm bảo an toàn, bảo mật trong giao dịch thanh toán; thông báo kịp thời cho tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi phát hiện thấy có sai sót, nhầm lẫn trong giao dịch thanh toán hoặc nghi ngờ thông tin giao dịch bị lợi dụng.
5. Thực hiện các trách nhiệm khác theo quy định tại Thông tư này và quy định của pháp luật có liên quan.
Như vậy, công dân khi sử dụng dịch vụ thanh toán phải chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính chính xác, trung thực của các thông tin và chứng từ thanh toán mà mình cung cấp.
Công dân cung cấp thông tin và chứng từ thanh toán có phải chịu trách nhiệm về tính chính xác hay không? (Hình từ Internet)
Chứng từ thanh toán trong hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 4 Thông tư 15/2024/TT-NHNN quy định về chứng từ thanh toán trong hoạt động cung ứng dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt như sau:
- Việc lập, ký, kiểm soát, luân chuyển, quản lý, sử dụng và bảo quản chứng từ thanh toán đảm bảo theo đúng quy định pháp luật kế toán và giao dịch điện tử.
- Chứng từ thanh toán qua Ngân hàng Nhà nước thực hiện theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước.
- Chứng từ thanh toán qua ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích do ngân hàng, quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vi mô, doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích quy định quy cách, mẫu biểu, in ấn, phát hành và hướng dẫn thực hiện đảm bảo phù hợp với quy trình thanh toán đối với từng loại hình dịch vụ theo quy định tại Thông tư 15/2024/TT-NHNN và các quy định của pháp luật liên quan.
- Chứng từ ủy nhiệm chi, ủy nhiệm thu, chuyển tiền là chứng từ thanh toán.
- Các thông tin, dữ liệu của chứng từ điện tử phải được kiểm soát đầy đủ đảm bảo tính hợp pháp, hợp lệ và tính toàn vẹn của thông tin. Đồng thời, chứng từ phải được kiểm soát, quản lý bảo mật để ngăn ngừa và tránh việc lợi dụng khai thác, xâm nhập, sao chép thông tin bất hợp pháp.
Dich vụ thanh toán thực hiện bằng phương tiện điện tử của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải đáp ứng những yêu cầu nào?
Dich vụ thanh toán thực hiện bằng phương tiện điện tử của tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán phải đáp ứng những yêu cầu nào, căn cứ theo Điều 5 Thông tư 15/2024/TT-NHNN quy định về tổ chức cung ứng dịch vụ thanh toán khi cung ứng các dịch vụ thanh toán thực hiện bằng phương tiện điện tử phải đáp ứng các yêu cầu sau:
- Tuân thủ các quy định về việc lập, xử lý, sử dụng, bảo quản, lưu trữ chứng từ điện tử theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- Xây dựng quy trình thanh toán trong đó đảm bảo có đủ thông tin cần thiết để kiểm tra, đối chiếu nhận biết khách hàng; đáp ứng cơ sở hạ tầng kỹ thuật; quản lý rủi ro, an toàn, bảo mật khi dịch vụ thanh toán thực hiện bằng phương tiện điện tử theo quy định của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước, quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.
- Có thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng và các bên liên quan, trong đó quy định rõ quyền và nghĩa vụ của các bên và cơ chế giải quyết tranh chấp (nếu có) theo quy định của pháp luật.
- Ngân hàng có biện pháp thông báo cho khách hàng trên môi trường điện tử về bằng chứng giao dịch thanh toán thực hiện bằng phương tiện điện tử, trong đó tối thiểu nêu rõ số tham chiếu giao dịch, ngày giao dịch, số tiền giao dịch.
- Việc sử dụng kênh thông báo tối thiểu phải qua tin nhắn SMS hoặc thư điện tử hoặc kênh thông báo khác và phải được thể hiện trong thỏa thuận bằng văn bản với khách hàng.
- Tuân thủ các quy định của pháp luật về phòng, chống rửa tiền.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?