Có trường hợp nào bí mật nhà nước đang ở độ Tối mật nhưng bị giảm xuống thành độ Tuyệt mật hoặc nâng lên thành độ Mật không?

Tôi có nghe nói bí mật nhà nước tùy vào từng loại sẽ được chia làm nhiều độ mật khác nhau. Cụ thể là thế nào? Có trường hợp nào bí mật nhà nước đang ở độ Tối mật nhưng bị giảm xuống thành độ Tuyệt mật hoặc nâng lên thành độ Mật không? Vậy có trường hợp nào bí mật nhà nước không còn được xem là bí mật nữa hay không?

Bí mật nhà nước được phân thành những cấp độ mật nào?

Căn cứ Điều 8 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước 2018, bí mật nhà nước được phân loại thành 03 độ mật tùy vào tính chất quan trọng của nội dung thông tin, mức độ nguy hại nếu bị lộ, bị mất, bí mật nhà nước, cụ thể như sau:

(1) Bí mật nhà nước độ Tuyệt mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, đối ngoại, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại đặc biệt nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;

(2) Bí mật nhà nước độ Tối mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại rất nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc;

(3) Bí mật nhà nước độ Mật là bí mật nhà nước liên quan đến chính trị, quốc phòng, an ninh, cơ yếu, lập hiến, lập pháp, tư pháp, đối ngoại, kinh tế, tài nguyên và môi trường, khoa học và công nghệ, giáo dục và đào tạo, văn hóa, thể thao, thông tin và truyền thông, y tế, dân số, lao động, xã hội, tổ chức, cán bộ, thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm, giải quyết khiếu nại, tố cáo và phòng, chống tham nhũng, kiểm toán nhà nước, nếu bị lộ, bị mất có thể gây nguy hại nghiêm trọng đến lợi ích quốc gia, dân tộc.

Cấp độ mật của bí mật nhà nước

Cấp độ mật của bí mật nhà nước

Có trường hợp nào bí mật nhà nước đang ở độ Tối mật nhưng bị giảm xuống thành độ Tuyệt mật hoặc nâng lên thành độ Mật không?

Việc điều chỉnh độ mật của bí mật nhà nước được quy định cụ thể tại Điều 12 Thông tư 104/2021/TT-BCA như sau:

"Điều 12. Điều chỉnh độ mật
1. Điều chỉnh độ mật là việc tăng độ mật, giảm độ mật đã được xác định của bí mật nhà nước.
2. Việc điều chỉnh độ mật phải căn cứ vào danh mục bí mật nhà nước thuộc các ngành, lĩnh vực do Thủ tướng Chính phủ ban hành.
3. Người đứng đầu hoặc cấp phó được ủy quyền của đơn vị Công an nhân dân xác định độ mật của bí mật nhà nước có thẩm quyền quyết định điều chỉnh độ mật của bí mật nhà nước.
4. Sau khi ban hành quyết định điều chỉnh độ mật, đơn vị Công an nhân dân điều chỉnh độ mật phải đóng dấu hoặc có văn bản, hình thức khác xác định việc tăng độ mật, giảm độ mật.
5. Chậm nhất 15 ngày, kể từ ngày người có thẩm quyền theo quy định tại khoản 3 Điều này quyết định điều chỉnh độ mật, đơn vị Công an nhân dân điều chỉnh độ mật phải thông báo bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
Đơn vị Công an nhân dân nhận được thông báo về việc điều chỉnh độ mật có trách nhiệm đóng dấu hoặc có văn bản, hình thức khác xác định việc điều chỉnh độ mật tương ứng đối với bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý.
6. Mẫu dấu điều chỉnh độ mật thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BCA ."

Theo đó, có thể thực hiện điều chỉnh độ mật thông qua cách tăng hoặc giảm độ mật đã được xác định của bí mật nhà nước. Việc này được tiến hành bởi các cá nhân đứng đầu hoặc cấp phó được ủy quyền của đơn vị Công an nhân dân xác định độ mật của bí mật nhà nước.

Trường hợp nào bí mật nhà nước không còn được xem là bí mật nữa?

Bí mật nhà nước không còn được xem là bí mật, tức là độ mật đã được xóa bỏ, được gọi là việc "giải mật" theo quy định tại Điều 13 Thông tư 104/2021/TT-BCA.

Cụ thể:

"2. Bí mật nhà nước đương nhiên giải mật trong các trường hợp sau:
a) Hết thời hạn bảo vệ, hết thời gian gia hạn thời hạn bảo vệ bí mật nhà nước quy định tại Điều 19, Điều 20 Luật Bảo vệ bí mật nhà nước;
b) Không còn thuộc danh mục bí mật nhà nước. Trường hợp này, đơn vị Công an nhân dân xác định bí mật nhà nước phải đóng dấu “Giải mật” hoặc có văn bản, hình thức khác xác định việc giải mật và thông báo ngay bằng văn bản đến cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan.
3. Bí mật nhà nước được giải mật toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp cần giải mật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập, hợp tác quốc tế. Trong trường hợp này, các đơn vị Công an nhân dân phải tiến hành giải mật theo trình tự, thủ tục sau:
a) Người đứng đầu đơn vị Công an nhân dân xác định bí mật nhà nước thành lập Hội đồng giải mật;
b) Hội đồng giải mật bao gồm đại diện lãnh đạo, chỉ huy đơn vị Công an nhân dân xác định bí mật nhà nước làm Chủ tịch Hội đồng và đại diện cơ quan, đơn vị có liên quan đến bí mật nhà nước cần giải mật;
c) Hội đồng giải mật có trách nhiệm xem xét việc giải mật, báo cáo người có thẩm quyền xác định bí mật nhà nước ban hành quyết định giải mật;
d) Trường hợp giải mật một phần thì nội dung giải mật được đưa vào quyết định giải mật và chậm nhất 15 ngày kể từ ngày có quyết định giải mật, đơn vị tiến hành giải mật có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết để thực hiện đóng dấu “Giải mật” hoặc có văn bản xác định việc giải mật đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước do mình quản lý;
đ) Trường hợp giải mật toàn bộ bí mật nhà nước thì sau khi quyết định giải mật phải được đóng dấu “Giải mật” hoặc có văn bản xác định việc giải mật và chậm nhất 15 ngày kể từ ngày quyết định giải mật bí mật nhà nước, đơn vị Công an nhân dân tiến hành giải mật có trách nhiệm thông báo bằng văn bản cho các cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan biết để đóng dấu “Giải mật” hoặc có văn bản xác định việc giải mật đối với tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước thuộc phạm vi quản lý;
e) Hồ sơ giải mật phải được lưu trữ bao gồm quyết định thành lập Hội đồng giải mật, bí mật nhà nước đề nghị giải mật, biên bản họp Hội đồng giải mật, quyết định giải mật và tài liệu khác có liên quan.
4. Mẫu dấu “Giải mật” thực hiện theo quy định tại Thông tư số 24/2020/TT-BCA ."

Như vậy, trường hợp bí mật nhà nước không còn là bí mật nữa, hay còn gọi là được giải mật khi rơi vào những trường hợp cụ thể như trên. Theo đó, khi bí mật nhà nước được giải mật toàn bộ hoặc một phần trong trường hợp cần giải mật để đáp ứng yêu cầu thực tiễn bảo vệ lợi ích quốc gia, dân tộc, phát triển kinh tế - xã hội, hội nhập, hợp tác quốc tế, việc giải mật phải đảm bảo tuân thủ trình tự nêu trên.


Bí mật nhà nước Tải trọn bộ các quy định hiện hành liên quan đến Bí mật nhà nước
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Cố ý tiết lộ bí mật nhà nước về dự trữ quốc gia có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự cao nhất bao nhiêu năm tù?
Pháp luật
Số người chết do mắc bệnh truyền nhiễm nguy hiểm có phải là bí mật nhà nước trong lĩnh vực y tế hay không?
Pháp luật
Công dân Việt Nam có trách nhiệm phải bảo vệ bí mật nhà nước không? Có được mang tài liệu, vật chứa bí mật nhà nước ra khỏi nơi lưu giữ?
Pháp luật
Vô ý làm lộ bí mật nhà nước có phải là hành vi vi phạm pháp luật không? Hành vi này có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Trong công tác quản lý văn bản mật của cơ quan nhà nước thì người phụ trách cần đảm bảo mẫu dấu sử dụng cho văn bản mật phải đạt kích thước bao nhiêu mới đúng với quy định?
Pháp luật
Những thông tin thuộc bí mật nhà nước thì thư viện có được cung cấp đến người sử dụng thư viện không?
Pháp luật
Kế hoạch kiểm tra công tác văn thư lưu trữ và bảo vệ bí mật nhà nước của Bộ Tài chính được ban hành nhằm mục đích gì?
Pháp luật
Danh mục bí mật Nhà nước về lĩnh vực y tế từ 22/5/2024 tại Quyết định 440/QĐ-TTg như thế nào?
Pháp luật
Đăng tải thông tin có nội dung thuộc bí mật nhà nước trên Cổng thông tin điện tử Kiểm toán nhà nước là hành vi bị nghiêm cấm đúng không?
Pháp luật
Sử dụng điện thoại để ghi âm cuộc họp có nội dung bí mật nhà nước sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Bí mật nhà nước
1,030 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Bí mật nhà nước
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào