Có thể sử dụng pháo hoa của Bộ Quốc phòng ngoài các dịp lễ tết hay không? Cần phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự để sử dụng pháo hoa không?
Có thể sử dụng pháo hoa của Bộ Quốc phòng ngoài các dịp lễ tết hay không?
Các trường được sử dụng pháo hoa của Bộ Quốc phòng được quy định tại Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP quy định như sau:
Sử dụng pháo hoa
1. Cơ quan, tổ chức, cá nhân có năng lực hành vi dân sự đầy đủ được sử dụng pháo hoa trong các trường hợp sau: Lễ, tết, sinh nhật, cưới hỏi, hội nghị, khai trương, ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
2. Cơ quan, tổ chức, cá nhân khi sử dụng pháo hoa chỉ được mua pháo hoa tại các tổ chức, doanh nghiệp được phép sản xuất, kinh doanh pháo hoa.
Theo nguyên tắc thì để sử dụng pháo hoa của Bộ Quốc phòng thì cơ quan, tổ chức, cá nhân phải có năng lực hành vi dân sự đầy đủ.
Ngoài các dịp lễ tết thì pháo hoa của Bộ Quốc phòng còn được sử dụng trong các trường hợp sau:
- Sinh nhật,
- Cưới hỏi,
- Hội nghị,
- Khai trương,
- Ngày kỷ niệm và trong hoạt động văn hóa, nghệ thuật.
Để sử dụng pháo hoa của Bộ Quốc phòng thì có cần phải có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh trật tự hay không?
Căn cứ quy định định tại khoản 2 Điều 14 Nghị định 137/2020/NĐ-CP như sau:
Điều kiện nghiên cứu, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu pháo hoa, thuốc pháo hoa
...
2. Việc kinh doanh pháo hoa phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Chỉ tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng được kinh doanh pháo hoa và phải được cơ quan Công an có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự; bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường;
b) Kho, phương tiện vận chuyển, thiết bị, dụng cụ phục vụ kinh doanh pháo hoa phải phù hợp, bảo đảm điều kiện về bảo quản, vận chuyển, phòng cháy và chữa cháy;
c) Người quản lý, người phục vụ có liên quan đến kinh doanh pháo hoa phải được huấn luyện về kỹ thuật an toàn;
d) Chỉ được kinh doanh pháo hoa bảo đảm tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật theo quy định.
...
Theo đó, pháp luật chỉ quy định là tổ chức, doanh nghiệp thuộc Bộ Quốc phòng kinh doanh pháo hoa mới phải cần có Giấy chứng nhận đủ điều kiện về an ninh, trật tự và phải bảo đảm các điều kiện về phòng cháy, chữa cháy, phòng ngừa, ứng phó sự cố và bảo vệ môi trường và điều kiện khác.
Đối với người mua và sử dụng pháo hoa của Bộ Quốc phòng thì cần lưu ý một số vấn đề được quy định tại Điều 4 Nghị định 137/2020/NĐ-CP như sau:
(1) Việc sử dụng pháo hoa phải bảo đảm đúng mục đích, đúng quy định vả bảo đảm an toàn, bảo vệ môi trường.
(2) Người sử dụng pháo hoa phải bảo đảm đủ điều kiện theo quy định (Điều 17 Nghị định 137/2020/NĐ-CP).
(3) Pháo hoa và các loại giấy phép bị mất, hư hỏng phải kịp thời báo cáo cơ quan quản lý có thẩm quyền.
(4) Pháo hoa khi không còn nhu cầu, hết hạn sử dụng, không còn khả năng sử dụng phải được tiêu hủy theo quy định.
(5) Việc tiêu hủy pháo, thuốc pháo phải bảo đảm đúng trình tự, an toàn, bảo vệ môi trường và theo quy định của pháp luật.
Được phép tổ chức bắn pháo hoa nổ trong những trường hợp nào theo quy định hiện nay?
Căn cứ Điều 11 Nghị định 137/2020/NĐ-CP (sửa đổi bởi khoản 2 Điều 3 Nghị định 56/2023/NĐ-CP) thì các trường hợp được phép tổ chức bắn pháo hoa nổ bao gồm:
(1) Tết Nguyên đán
- Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
- Thời gian bắn vào thời điểm giao thừa Tết Nguyên đán.
(2) Giỗ Tổ Hùng Vương
- Tỉnh Phú Thọ được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại khu vực Đền Hùng;
- Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 09 tháng 3 âm lịch.
(3) Ngày Quốc khánh
- Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
- Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 02 tháng 9.
(4) Ngày Chiến thắng Điện Biên Phủ
- Tỉnh Điện Biên được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút, địa điểm bắn tại Thành phố Điện Biên Phủ;
- Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 07 tháng 5.
(5) Ngày Chiến thắng (ngày 30 tháng 4 dương lịch)
- Thủ đô Hà Nội và Thành phố Hồ Chí Minh được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
- Thời gian bắn vào 21 giờ ngày 30 tháng 4.
(6) Kỷ niệm ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương
- Các thành phố trực thuộc trung ương và tỉnh Thừa Thiên Huế được bắn pháo hoa nổ tầm cao và tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút; các tỉnh còn lại được bắn pháo hoa nổ tầm thấp, thời lượng không quá 15 phút;
- Thời gian bắn vào 21 giờ ngày giải phóng, ngày thành lập các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
(7) Sự kiện văn hóa, du lịch, thể thao mang tính quốc gia, quốc tế.
(8) Trường hợp khác do Bộ Văn hoá, Thể thao và Du lịch quyết định sau khi có văn bản trao đổi thống nhất với Bộ Công an, Bộ Quốc phòng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?
- Kết quả Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia THPT năm học 2024 2025? Thi học sinh giỏi quốc gia có bao nhiêu giải?