Cơ sở dữ liệu tài nguyên biển và hải đảo được xây dựng theo nguyên tắc nào? Cơ sở dữ liệu tài nguyên biển và hải đảo được xây dựng như thế nào?
Cơ sở dữ liệu tài nguyên biển và hải đảo được xây dựng theo nguyên tắc nào?
Căn cứ tại Điều 4 Thông tư 20/2016/TT-BTNMT quy định về nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo như sau:
Nguyên tắc xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
1. Phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
2. Cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phải thống nhất, đồng bộ từ trung ương đến địa phương; có tính mở; bảo đảm việc trao đổi, chia sẻ, cung cấp dữ liệu giữa các ngành, các cấp được thông suốt, kịp thời; bảo đảm dữ liệu được truy cập và kết xuất thuận tiện trong việc liên kết, tích hợp giữa các cơ sở dữ liệu; được cập nhật, duy trì đầy đủ, thường xuyên.
3. Dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phải được thu thập đầy đủ, chính xác, có hệ thống và kịp thời; trước khi cập nhật vào cơ sở dữ liệu phải được phân loại, kiểm tra, đánh giá, xử lý, tích hợp, số hóa và chuẩn hóa.
4. Cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phải được quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn thông tin, lưu trữ lâu dài, bảo vệ bí mật nhà nước; bảo đảm thuận tiện cho khai thác và sử dụng, tạo thuận lợi cho các hoạt động trên môi trường mạng;
5. Cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được xây dựng phù hợp với kiến trúc hệ thống thông tin quốc gia, đáp ứng chuẩn về cơ sở dữ liệu, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin và các quy định, quy trình, quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Như vậy, cơ sở dữ liệu tài nguyên biển và hải đảo được xây dựng theo nguyên tắc sau:
- Phục vụ kịp thời công tác quản lý nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh.
- Cơ sở dữ liệu tài nguyên biển và hải đảo phải thống nhất, đồng bộ từ trung ương đến địa phương; có tính mở; bảo đảm việc trao đổi, chia sẻ, cung cấp dữ liệu giữa các ngành, các cấp được thông suốt, kịp thời; bảo đảm dữ liệu được truy cập và kết xuất thuận tiện trong việc liên kết, tích hợp giữa các cơ sở dữ liệu; được cập nhật, duy trì đầy đủ, thường xuyên.
- Dữ liệu tài nguyên biển và hải đảo phải được thu thập đầy đủ, chính xác, có hệ thống và kịp thời; trước khi cập nhật vào cơ sở dữ liệu phải được phân loại, kiểm tra, đánh giá, xử lý, tích hợp, số hóa và chuẩn hóa.
- Cơ sở dữ liệu tài nguyên biển và hải đảo phải được quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn thông tin, lưu trữ lâu dài, bảo vệ bí mật nhà nước; bảo đảm thuận tiện cho khai thác và sử dụng, tạo thuận lợi cho các hoạt động trên môi trường mạng;
- Cơ sở dữ liệu tài nguyên biển và hải đảo được xây dựng phù hợp với kiến trúc hệ thống thông tin quốc gia, đáp ứng chuẩn về cơ sở dữ liệu, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về ứng dụng công nghệ thông tin và các quy định, quy trình, quy phạm, quy chuẩn kỹ thuật, định mức kinh tế - kỹ thuật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
Cơ sở dữ liệu tài nguyên biển và hải đảo (Hình từ Internet)
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có trách nhiệm như thế nào về xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên biển và hải đảo?
Căn cứ tại khoản 1, khoản 4 Điều 5 Thông tư 20/2016/TT-BTNMT quy định về trách nhiệm xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo như sau:
Trách nhiệm xây dựng, quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
1. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có trách nhiệm giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo quốc gia.
2. Cơ quan chuyên môn được giao xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo của các bộ, cơ quan ngang bộ (sau đây gọi chung là Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ) có trách nhiệm xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trong phạm vi quản lý nhà nước của bộ, cơ quan ngang bộ.
3. Sở Tài nguyên và Môi trường là cơ quan chuyên môn có trách nhiệm giúp Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển (sau đây gọi chung là Ủy ban nhân dân tỉnh có biển) xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo ở địa phương.
4. Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam, Cơ quan chuyên môn thuộc Bộ, Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có biển có trách nhiệm quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo do mình được giao xây dựng (sau đây gọi chung là cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu).
Như vậy, theo quy định trên thì Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có trách nhiệm giúp Bộ Tài nguyên và Môi trường xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên biển và hải đảo quốc gia.
Tổng cục Biển và Hải đảo Việt Nam có trách nhiệm quản lý cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo do mình được giao xây dựng.
Cơ sở dữ liệu tài nguyên biển và hải đảo được xây dựng như thế nào?
Căn cứ tại Điều 6 Thông tư 20/2016/TT-BTNMT quy định như sau:
Xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo
1. Cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo được xây dựng phù hợp với Khung cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định để bảo đảm tích hợp, hệ thống, thống nhất, đồng bộ trong phạm vi cả nước.
2. Dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo trước khi được cập nhật vào cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo phải được phân loại, kiểm tra, đánh giá, xử lý, tích hợp, số hóa và chuẩn hóa theo quy định. Tùy theo loại dữ liệu, cấp độ dữ liệu, hình thức, nội dung, đặc điểm, tính chất của dữ liệu, mức độ xử lý và cấp độ phổ biến của dữ liệu để cập nhật các dữ liệu vào cơ sở dữ liệu cho hợp lý, khoa học, bảo đảm chính xác, thuận tiện và hiệu quả trong quản lý, khai thác và sử dụng, bảo đảm yêu cầu an toàn, bảo mật dữ liệu.
3. Quy trình xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên, môi trường biển và hải đảo thực hiện theo quy định tại Thông tư số 26/2014/TT-BTNMT ngày 28 tháng 5 năm 2014 của Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường ban hành Quy trình và Định mức kinh tế - kỹ thuật xây dựng cơ sở dữ liệu tài nguyên và môi trường.
Theo quy định trên thì cơ sở dữ liệu tài nguyên biển và hải đảo được xây dựng phù hợp với Khung cơ sở dữ liệu tài nguyên biển và hải đảo do Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường quy định để bảo đảm tích hợp, hệ thống, thống nhất, đồng bộ trong phạm vi cả nước.
Dữ liệu tài nguyên biển và hải đảo trước khi được cập nhật vào cơ sở dữ liệu tài nguyên biển và hải đảo phải được phân loại, kiểm tra, đánh giá, xử lý, tích hợp, số hóa và chuẩn hóa theo quy định.
Tùy theo loại dữ liệu, cấp độ dữ liệu, hình thức, nội dung, đặc điểm, tính chất của dữ liệu, mức độ xử lý và cấp độ phổ biến của dữ liệu để cập nhật các dữ liệu vào cơ sở dữ liệu cho hợp lý, khoa học, bảo đảm chính xác, thuận tiện và hiệu quả trong quản lý, khai thác và sử dụng, bảo đảm yêu cầu an toàn, bảo mật dữ liệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Báo cáo tổng kết cuối năm của Hội người cao tuổi? Tải về file word mẫu Báo cáo tổng kết mới nhất?
- Vận tải đa phương thức quốc tế là gì? Chứng từ vận tải đa phương thức quốc tế được phát hành khi nào?
- Số tiền chiết khấu thương mại của hàng hóa đã bán được tính điều chỉnh trên hóa đơn bán hàng trong trường hợp nào?
- Thời hạn lập giao kế hoạch đầu tư công hằng năm vốn ngân sách trung ương trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công?
- Thưởng Tết là gì? Tiền thưởng Tết Âm lịch giữa các nhân viên trong công ty có khác nhau hay không?