Tuyến xe buýt liên tỉnh là gì? Hành khách đi tuyến xe buýt liên tỉnh được mang hành lý trọng lượng bao nhiêu?
Tuyến xe buýt liên tỉnh là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 8 Điều 56 Luật Đường bộ 2024 như sau:
Hoạt động vận tải đường bộ
...
7. Kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định là loại hình kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) để vận tải hành khách, có xác định bến xe khách nơi đi, bến xe khách nơi đến với lịch trình, hành trình xác định.
8. Kinh doanh vận tải hành khách công cộng bằng xe buýt là loại hình kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô chở người từ 08 chỗ trở lên (không kể chỗ của người lái xe) để vận tải hành khách, có xác định điểm đầu, điểm cuối, các điểm dừng xe để đón, trả khách với lịch trình, hành trình xác định; bao gồm tuyến xe buýt nội tỉnh, tuyến xe buýt liên tỉnh, cụ thể như sau:
a) Tuyến xe buýt nội tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn của một tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương;
b) Tuyến xe buýt liên tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
9. Kinh doanh vận tải hành khách bằng xe taxi là loại hình kinh doanh vận tải hành khách sử dụng xe ô tô chở người dưới 08 chỗ (không kể chỗ của người lái xe) để thực hiện vận tải theo yêu cầu của hành khách; tiền cước chuyến đi do hành khách lựa chọn theo một trong các phương thức sau đây:
a) Tiền cước được tính thông qua đồng hồ tính tiền;
b) Tiền cước được tính qua phần mềm tính tiền có kết nối trực tiếp với hành khách thông qua phương tiện điện tử;
c) Tiền cước theo thoả thuận với đơn vị kinh doanh vận tải.
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì tuyến xe buýt liên tỉnh là tuyến xe buýt có phạm vi hoạt động trên địa bàn từ 02 tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương trở lên.
Tuyến xe buýt liên tỉnh là gì? Hành khách đi tuyến xe buýt liên tỉnh được mang hành lý trọng lượng bao nhiêu? (Hình từ Internet)
Hành khách đi tuyến xe buýt liên tỉnh được mang hành lý trọng lượng bao nhiêu?
Căn cứ vào Điều 24 Thông tư 36/2024/TT-BGTVT có quy định như sau:
Quyền hạn, trách nhiệm của hành khách đi xe buýt
1. Mang theo hành lý với trọng lượng không quá 10 kg và kích thước không quá 30x40x60 cm. Đối với hành khách đi trên xe của tuyến xe buýt có điểm đầu hoặc điểm cuối nằm trong khu vực cảng hàng không, tuyến xe buýt liên tỉnh hành khách được mang theo hành lý với trọng lượng không quá 20 kg và kích thước phù hợp với thiết kế của xe.
2. Chấp hành các quy định khi đi xe và sự hướng dẫn của người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe.
...
Như vậy, hành khách đi trên xe của tuyến xe buýt liên tỉnh được mang theo hành lý với trọng lượng không quá 20 kg và kích thước phù hợp với thiết kế của xe.
Thông tin nào phải được niêm yết tại nhà chờ xe buýt?
Căn cứ vào khoản 4 Điều 18 Thông tư 36/2024/TT-BGTVT có quy định như sau:
Điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ xe buýt, lệnh vận chuyển
1. Điểm đầu, điểm cuối của tuyến xe buýt
a) Có đủ diện tích cho xe buýt quay trở đầu xe, đỗ xe đảm bảo an toàn giao thông theo phương án tổ chức giao thông;
b) Có bảng thông tin các nội dung: tên tuyến; số hiệu tuyến; hành trình; tần suất chạy xe; thời gian hoạt động trong ngày của tuyến; số điện thoại của cơ quan quản lý tuyến và đơn vị kinh doanh vận tải tham gia khai thác tuyến; trách nhiệm của hành khách, người lái xe, nhân viên phục vụ trên xe (nếu có);
c) Có nhà chờ cho hành khách.
2. Điểm dừng xe buýt
a) Khu vực xe buýt dừng đón, trả khách được báo hiệu bằng biển báo và vạch sơn kẻ đường; trên biển báo hiệu phải ghi số hiệu tuyến hoặc mã số tuyến, tên tuyến (điểm đầu - điểm cuối), hành trình tuyến rút gọn ở phía sau biển báo;
b) Biển báo điểm dừng xe buýt đảm bảo phù hợp với Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về báo hiệu đường bộ.
3. Tại các bến xe khách, nhà ga đường sắt, cảng hàng không, cảng, bến thủy nội địa, cảng biển có hành trình tuyến xe buýt đi qua phải bố trí điểm dừng đón, trả khách cho xe buýt để kết nối với các phương thức vận tải khác.
4. Nhà chờ xe buýt
a) Sở Giao thông vận tải công bố mẫu nhà chờ xe buýt áp dụng trong phạm vi địa phương mình;
b) Tại nhà chờ xe buýt phải niêm yết các thông tin: số hiệu tuyến, tên tuyến, hành trình, tần suất chạy xe, thời gian hoạt động trong ngày của tuyến, số điện thoại đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải và Sở Giao thông vận tải địa phương, bản đồ hoặc sơ đồ mạng lưới tuyến.
5. Điểm đầu, điểm cuối, điểm dừng và nhà chờ xe buýt phải được xây dựng đảm bảo thuận tiện cho người khuyết tật tiếp cận sử dụng.
...
Theo đó, tại nhà chờ xe buýt phải niêm yết các thông tin sau đây:
- Số hiệu tuyến, tên tuyến, hành trình, tần suất chạy xe, thời gian hoạt động trong ngày của tuyến
- Số điện thoại đường dây nóng của đơn vị kinh doanh vận tải và Sở Giao thông vận tải địa phương
- Bản đồ hoặc sơ đồ mạng lưới tuyến.

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cung cấp nước sinh hoạt có phải đăng ký hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung hay không?
- Công văn 1136/CHQ-GSQL về hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam sang Hoa Kỳ khi Hoa Kỳ áp thuế đối ứng 46%?
- Gợi ý địa điểm đi chơi dịp nghỉ lễ Giỗ Tổ Hùng Vương năm 2025? Đi đâu ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 10 3 Âm lịch?
- Đền Hùng cao bao nhiêu mét? Khu di tích Đền Hùng nằm ở đâu? Hình ảnh Đền Hùng - Phú Thọ mới nhất?
- Hướng dẫn Prompt tạo ảnh hộp đồ chơi chi tiết? Action figure trend tạo ảnh hộp đồ chơi? Đu action figure trend chuẩn Bộ quy tắc ứng xử?