Có phải xóa đăng ký quốc tịch tàu bay khi tàu bay bị hư hỏng nặng và không thể tiếp tục sử dụng hay không?
Có phải xóa đăng ký quốc tịch tàu bay khi tàu bay bị hư hỏng nặng và không thể tiếp tục sử dụng hay không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014 như sau:
Xoá đăng ký quốc tịch tàu bay
Tàu bay bị xoá đăng ký quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
1. Bị tuyên bố mất tích theo quy định tại khoản 3 Điều 103 của Luật này;
2. Hư hỏng nặng không còn khả năng sửa chữa, phục hồi;
3. Không còn đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này;
4. Theo đề nghị của người đăng ký tàu bay, chủ sở hữu tàu bay, người nhận giao dịch bảo đảm, người cho thuê hoặc người bán tàu bay có điều kiện.
Theo đó, tàu bay bị xoá đăng ký quốc tịch Việt Nam trong các trường hợp sau đây:
- Bị tuyên bố mất tích theo quy định tại khoản 3 Điều 103 của Luật này;
- Hư hỏng nặng không còn khả năng sửa chữa, phục hồi;
- Không còn đáp ứng điều kiện quy định tại khoản 2 Điều 13 của Luật này;
- Theo đề nghị của người đăng ký tàu bay, chủ sở hữu tàu bay, người nhận giao dịch bảo đảm, người cho thuê hoặc người bán tàu bay có điều kiện.
Như vậy, có thể thấy rằng khi tàu bay bị hư hỏng nặng không còn khả năng sửa chữa, phục hồi thì sẽ phải tiến hành xoá đăng ký quốc tịch Việt Nam.
Tàu bay (Hình từ Internet)
Những trường hợp nào phải tạm thời xóa đăng ký quốc tịch đối với tàu bay?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 8 Nghị định 68/2015/NĐ-CP như sau:
Các trường hợp xóa đăng ký quốc tịch
...
2. Các trường hợp tàu bay bị xóa đăng ký tạm thời tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, gồm:
a) Thời hạn đăng ký tạm thời đã hết theo Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu bay mang quốc tịch Việt Nam;
b) Tàu bay không còn trong giai đoạn chế tạo, lắp ráp hoặc thử nghiệm tại Việt Nam;
c) Theo đề nghị của chủ sở hữu tàu bay hoặc người được chỉ định tại văn bản IDERA.
Theo đó, có thể thấy rằng các trường hợp tàu bay bị xóa đăng ký tạm thời tàu bay mang quốc tịch Việt Nam, gồm:
+ Thời hạn đăng ký tạm thời đã hết theo Giấy chứng nhận đăng ký tạm thời tàu bay mang quốc tịch Việt Nam;
+ Tàu bay không còn trong giai đoạn chế tạo, lắp ráp hoặc thử nghiệm tại Việt Nam;
+ Theo đề nghị của chủ sở hữu tàu bay hoặc người được chỉ định tại văn bản IDERA.
Như vậy, nếu tàu bay thuộc một trong các trường hợp trên thì phải tạm thời xóa đăng ký quốc tịch Việt Nam.
Thủ tục xóa đăng ký quốc tịch tàu bay thực hiện như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản Điều 9 Nghị định 68/2015/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 5 Điều 1 Nghị định 64/2022/NĐ-CP như sau:
Thủ tục xóa đăng ký quốc tịch tàu bay
1. Đối với trường hợp xóa đăng ký quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 và điểm a, b khoản 2 Điều 8 Nghị định này, Cục Hàng không Việt Nam quyết định xóa đăng ký quốc tịch tàu bay và cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký quốc tịch tàu bay theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này; thu hồi Giấy chứng nhận tàu bay mang quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận tàu bay tạm thời mang quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp bị mất hoặc tiêu hủy theo tàu bay.
2. Đối với trường hợp xóa đăng ký quy định tại các Điểm c, d Khoản 1, Điểm c Khoản 2 Điều 8 Nghị định này, người đề nghị xóa đăng ký quốc tịch tàu bay gửi hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin ghi trong hồ sơ.
Trường hợp văn bản IDERA đã được đăng ký theo quy định tại Nghị định này thì chỉ người được chỉ định tại văn bản IDERA có quyền đề nghị xóa đăng ký quốc tịch tàu bay.
...
Theo đó, đối với trường hợp xóa đăng ký quy định tại các điểm a, b và đ khoản 1 và điểm a, b khoản 2 Điều 8 Nghị định này, Cục Hàng không Việt Nam quyết định xóa đăng ký quốc tịch tàu bay và cấp Giấy chứng nhận xóa đăng ký quốc tịch tàu bay theo Mẫu số 06 tại Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định này.
Thu hồi Giấy chứng nhận tàu bay mang quốc tịch Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận tàu bay tạm thời mang quốc tịch Việt Nam, trừ trường hợp bị mất hoặc tiêu hủy theo tàu bay.
Đối với trường hợp xóa đăng ký quy định tại các Điểm c, d Khoản 1, Điểm c Khoản 2 Điều 8 Nghị định này, người đề nghị xóa đăng ký quốc tịch tàu bay gửi hồ sơ trực tiếp, qua hệ thống bưu chính hoặc trên môi trường điện tử hoặc bằng các hình thức khác đến Cục Hàng không Việt Nam và phải chịu trách nhiệm về tính chính xác, trung thực của các thông tin ghi trong hồ sơ.
Trường hợp văn bản IDERA đã được đăng ký theo quy định tại Nghị định này thì chỉ người được chỉ định tại văn bản IDERA có quyền đề nghị xóa đăng ký quốc tịch tàu bay.
Như vậy, thủ tục xóa đăng ký quốc tịch tàu bay sẽ thực hiện theo quy định trên của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?