Không có người nhận hàng thì việc cất giữ hàng hóa tàu bay sẽ xử lý như thế nào? Người gửi hàng tàu bay có quyền định đoạt hàng hóa ra sao?
- Không có người nhận hàng thì việc cất giữ hàng hóa tàu bay sẽ xử lý như thế nào?
- Quyền định đoạt hàng hóa của người gửi hàng tàu bay theo pháp luật hiện nay?
- Người gửi hàng có thể tự thực hiện tất cả các quyền mà không phụ thuộc vào việc hành động đó vì lợi ích của người gửi hàng hoặc người nhận hàng không?
Không có người nhận hàng thì việc cất giữ hàng hóa tàu bay sẽ xử lý như thế nào?
Căn cứ tại Điều 140 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về từ chối nhận hàng hoặc hàng không có người nhận như sau:
Từ chối nhận hàng hoặc hàng không có người nhận
Trong trường hợp người nhận hàng từ chối nhận hàng hoặc không có người nhận hàng thì người vận chuyển có nghĩa vụ cất giữ hàng hóa và thông báo cho người gửi hàng. Người gửi hàng phải trả chi phí phát sinh do việc cất giữ hàng hóa.
Như vậy, khi không có người nhận hàng thì việc cất giữ hàng hóa tàu bay sẽ được người vận chuyển cất giữ hàng hóa và thông báo cho người gửi hàng.
Lưu ý: người gửi hàng phải trả chi phí phát sinh do việc cất giữ hàng hóa.
Không có người nhận hàng thì việc cất giữ hàng hóa tàu bay sẽ xử lý như thế nào? Người gửi hàng tàu bay có quyền định đoạt hàng hóa ra sao? (hình từ internet)
Quyền định đoạt hàng hóa của người gửi hàng tàu bay theo pháp luật hiện nay?
Căn cứ tại Điều 139 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về quyền định đoạt hàng hóa như sau:
Quyền định đoạt hàng hóa
1. Người gửi hàng có quyền lấy lại hàng hóa tại cảng hàng không xuất phát hoặc cảng hàng không đến, giữ hàng tại bất kỳ nơi hạ cánh cho phép nào trong hành trình, yêu cầu giao hàng cho người nhận hàng khác tại địa điểm đến hoặc địa điểm khác trong hành trình, yêu cầu vận chuyển hàng hóa trở lại cảng hàng không xuất phát.
Quyền định đoạt hàng hóa của người gửi hàng không được thực hiện trong trường hợp việc thực hiện quyền đó cản trở hoạt động bình thường của người vận chuyển hoặc gây trở ngại cho những người gửi hàng khác. Người gửi hàng phải thanh toán chi phí phát sinh từ việc thực hiện quyền quy định tại khoản này.
2. Trong trường hợp yêu cầu của người gửi hàng không thể thực hiện được thì người vận chuyển phải thông báo ngay cho người gửi hàng.
3. Trong trường hợp người vận chuyển thực hiện các yêu cầu của người gửi hàng nhưng không lấy lại vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hóa đã xuất cho người gửi hàng thì người vận chuyển phải chịu trách nhiệm về các thiệt hại gây ra cho bất kỳ người nào có quyền đối với vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hóa đó.
4. Quyền định đoạt hàng hóa của người gửi hàng chấm dứt kể từ thời điểm người nhận hàng yêu cầu người vận chuyển giao hàng hóa cho họ. Trường hợp người nhận hàng từ chối nhận hàng hoặc hàng hóa không thể giao cho người nhận hàng được thì người gửi hàng vẫn có quyền định đoạt hàng hóa.
Như vậy, người gửi hàng có quyền lấy lại hàng hóa tại cảng hàng không xuất phát hoặc cảng hàng không đến, giữ hàng tại bất kỳ nơi hạ cánh cho phép nào trong hành trình, yêu cầu giao hàng cho người nhận hàng khác tại địa điểm đến hoặc địa điểm khác trong hành trình, yêu cầu vận chuyển hàng hóa trở lại cảng hàng không xuất phát.
Quyền định đoạt hàng hóa của người gửi hàng không được thực hiện trong trường hợp việc thực hiện quyền đó cản trở hoạt động bình thường của người vận chuyển hoặc gây trở ngại cho những người gửi hàng khác. Người gửi hàng phải thanh toán chi phí phát sinh từ việc thực hiện quyền quy định tại khoản này.
Quyền định đoạt hàng hóa của người gửi hàng chấm dứt kể từ thời điểm người nhận hàng yêu cầu người vận chuyển giao hàng hóa cho họ.
Người gửi hàng có thể tự thực hiện tất cả các quyền mà không phụ thuộc vào việc hành động đó vì lợi ích của người gửi hàng hoặc người nhận hàng không?
Căn cứ tại Điều 137 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam 2006 quy định về quan hệ giữa người gửi hàng và người nhận hàng hoặc quan hệ với bên thứ ba như sau:
Quan hệ giữa người gửi hàng và người nhận hàng hoặc quan hệ với bên thứ ba
1. Người gửi hàng và người nhận hàng có thể tự thực hiện tất cả các quyền của mình quy định tại Điều 139 của Luật này không phụ thuộc vào việc hành động đó vì lợi ích của người gửi hàng hoặc người nhận hàng, với điều kiện phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
2. Các quy định tại khoản 1 Điều này, Điều 136 và Điều 139 của Luật này không ảnh hưởng đến quan hệ giữa người gửi hàng và người nhận hàng, cũng như quan hệ với bên thứ ba có các quyền phát sinh từ người gửi hàng hoặc từ người nhận hàng.
3. Các nội dung quy định tại khoản 1 Điều này, Điều 138 và Điều 139 của Luật này có thể được các bên thoả thuận khác nhưng phải được ghi cụ thể trong vận đơn hàng không hoặc biên lai hàng hóa.
Trong đó, người gửi hàng và người nhận hàng có thể tự thực hiện tất cả các quyền của mình không phụ thuộc vào việc hành động đó vì lợi ích của người gửi hàng hoặc người nhận hàng, với điều kiện phải thực hiện các nghĩa vụ theo hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
Đồng thời, hợp đồng vận chuyển được quy định tại Điều 128 Luật hàng không dân dụng Việt Nam 2006 được khoản 39 Điều 1 Luật Hàng không dân dụng Việt Nam sửa đổi 2014 như sau:
- Hợp đồng vận chuyển hàng hóa là sự thoả thuận giữa người vận chuyển và người thuê vận chuyển, theo đó người vận chuyển có nghĩa vụ vận chuyển hàng hóa đến địa điểm đến và trả hàng hóa cho người có quyền nhận; người thuê vận chuyển có nghĩa vụ thanh toán cước phí vận chuyển.
Người vận chuyển là tổ chức cung cấp dịch vụ vận chuyển thương mại bằng đường hàng không.
- Vận đơn hàng không, các thoả thuận khác bằng văn bản giữa hai bên, Điều lệ vận chuyển, bảng bưu phẩm, bưu kiện, thư vận chuyển là tài liệu của hợp đồng vận chuyển hàng hóa.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu Bản kiểm điểm đảng viên của cán bộ lãnh đạo quản lý mới nhất? Cách viết Bản kiểm điểm cán bộ lãnh đạo quản lý chi tiết?
- Quy hoạch là gì? Mối quan hệ giữa các loại quy hoạch được pháp luật về quy hoạch quy định thế nào?
- Nền biên phòng toàn dân được xây dựng trên nền tảng nào? Cơ quan nào có trách nhiệm triển khai thực hiện xây dựng nền biên phòng toàn dân?
- Được rút lại giá đã trả tại cuộc đấu giá không? Sau khi rút lại giá đã trả có được tiếp tục tham gia đấu giá không?
- Mùng 1 tháng 11 âm là ngày bao nhiêu dương 2024? 1 11 âm là ngày bao nhiêu dương 2024? 1 11 âm lịch 2024 thứ mấy?