Có những hoạt động tác nghiệp nào trên phần mềm quản lý hồ sơ công chức của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo?
- Việc cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công chức của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện theo nguyên tắc nào?
- Có những hoạt động tác nghiệp nào trên phần mềm quản lý hồ sơ công chức của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo?
- Đơn vị nào có trách nhiệm điều chuyển hồ sơ trên phần mềm quản lý trong trường hợp công chức được luân chuyển đến đơn vị khác thuộc Bộ GDĐT?
Việc cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công chức của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện theo nguyên tắc nào?
Căn cứ Điều 7 Quy định quản lý, khai thác vận hành và sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 1666/QĐ-BGDĐT năm 2020 quy định về nguyên tắc cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng phần mềm như sau:
Nguyên tắc cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng phần mềm
1. Thông tin về hồ sơ công chức, viên chức, người lao động đã được cập nhật vào phần mềm phải thống nhất với thông tin trên bản gốc của hồ sơ giấy hoặc các văn bản điện tử.
2. Hồ sơ của công chức, viên chức, người lao động phải được cập nhật, bổ sung thường xuyên, kịp thời, đầy đủ, chính xác; được quản lý, sử dụng và bảo quản theo chế độ mật do Nhà nước quy định, chỉ những người được đơn vị có thẩm quyền quản lý hồ sơ đồng ý bằng văn bản mới được nghiên cứu, khai thác.
3. Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và có biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin về hồ sơ; đảm bảo tính tương thích trong toàn hệ thống khi có sự thay đổi về công nghệ, thiết bị.
Như vậy, theo quy định thì việc cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công chức được thực hiện theo những nguyên tắc sau:
(1) Thông tin về hồ sơ công chức đã được cập nhật vào phần mềm phải thống nhất với thông tin trên bản gốc của hồ sơ giấy hoặc các văn bản điện tử.
(2) Hồ sơ của công chức phải được cập nhật, bổ sung thường xuyên, kịp thời, đầy đủ, chính xác; được quản lý, sử dụng và bảo quản theo chế độ mật do Nhà nước quy định.
Chỉ những người được đơn vị có thẩm quyền quản lý hồ sơ đồng ý bằng văn bản mới được nghiên cứu, khai thác.
(3) Thường xuyên theo dõi, kiểm tra và có biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật thông tin về hồ sơ; đảm bảo tính tương thích trong toàn hệ thống khi có sự thay đổi về công nghệ, thiết bị.
Việc cập nhật, quản lý và khai thác sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công chức của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo được thực hiện theo nguyên tắc nào? (Hình từ Internet)
Có những hoạt động tác nghiệp nào trên phần mềm quản lý hồ sơ công chức của các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo?
Căn cứ Điều 8 Quy định quản lý, khai thác vận hành và sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 1666/QĐ-BGDĐT năm 2020 quy định về các tác nghiệp trên phần mềm như sau:
Các tác nghiệp trên phần mềm
1. Cập nhật và hiệu chỉnh hồ sơ.
2. Tìm kiếm thông tin theo các tiêu chí tùy chọn.
3. Báo cáo, thống kê và kết xuất thông tin theo các tiêu chí tùy chọn.
4. Quản lý tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm.
5. Quản lý quy hoạch.
6. Quản lý biên chế.
7. Quản lý đào tạo, bồi dưỡng.
8. Đánh giá cán bộ, công chức.
9. Quản lý nâng lương.
10. Quản lý nâng hạng, nâng ngạch.
11. Quản trị hệ thống: thực hiện quản trị chức năng hệ thống, phân quyền nhóm người dùng và người dùng, sao lưu và phục hồi hệ thống.
Như vậy, theo quy định thì các tác nghiệp trên phần mềm quản lý hồ sơ gồm:
(1) Cập nhật và hiệu chỉnh hồ sơ.
(2) Tìm kiếm thông tin theo các tiêu chí tùy chọn.
(3) Báo cáo, thống kê và kết xuất thông tin theo các tiêu chí tùy chọn.
(4) Quản lý tuyển dụng, bổ nhiệm, miễn nhiệm.
(5) Quản lý quy hoạch.
(6) Quản lý biên chế.
(7) Quản lý đào tạo, bồi dưỡng.
(8) Đánh giá cán bộ, công chức.
(9) Quản lý nâng lương.
(10) Quản lý nâng hạng, nâng ngạch.
(11) Quản trị hệ thống: thực hiện quản trị chức năng hệ thống, phân quyền nhóm người dùng và người dùng, sao lưu và phục hồi hệ thống.
Đơn vị nào có trách nhiệm điều chuyển hồ sơ trên phần mềm quản lý trong trường hợp công chức được luân chuyển đến đơn vị khác thuộc Bộ GDĐT?
Căn cứ khoản 1 Điều 11 Quy định quản lý, khai thác vận hành và sử dụng phần mềm quản lý hồ sơ công chức, viên chức, người lao động các đơn vị thuộc Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành kèm theo Quyết định 1666/QĐ-BGDĐT năm 2020 quy định về việc điều chuyển và tiếp nhận hồ sơ trên phần mềm như sau:
Điều chuyển và tiếp nhận hồ sơ trên phần mềm
1. Trường hợp công chức, viên chức, người lao động được điều động, luân chuyển đến đơn vị khác trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo, Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm điều chuyển hồ sơ trên phần mềm đến đơn vị mới, thời gian chậm nhất là 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày việc điều động, luân chuyển có hiệu lực.
2. Trường hợp công chức, viên chức, người lao động nghỉ hưu, thôi việc,... Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm thực hiện điều chỉnh tình trạng hồ sơ trong phần mềm, thời gian chậm nhất 10 (mười) ngày làm việc, kể từ ngày việc nghỉ hưu, thôi việc,... có hiệu lực.
Như vậy, trong trường hợp công chức được luân chuyển đến đơn vị khác trong cơ quan Bộ Giáo dục và Đào tạo thì Vụ Tổ chức cán bộ có trách nhiệm điều chuyển hồ sơ trên phần mềm đến đơn vị mới.
Thời gian chậm nhất là 10 ngày làm việc, kể từ ngày việc luân chuyển có hiệu lực.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Chủ đầu tư xây dựng kinh doanh kết cấu hạ tầng khu công nghiệp có phải công khai diện tích đất chưa cho thuê không?
- An toàn lao động là gì? Người lao động có những quyền lợi gì trong việc bảo đảm an toàn, vệ sinh lao động?
- Người đang hưởng trợ cấp thất nghiệp từ BHXH có bị trích 10% thuế TNCN khi làm hợp đồng thuê khoán không?
- Thuyết minh về ngôi trường em đang học ngắn gọn? Dàn ý thuyết minh về ngôi trường em đang học chi tiết?
- Nhiệm vụ, quyền hạn của Thủ tướng Chính phủ được xác định trên cơ sở nguyên tắc phân định thẩm quyền như thế nào?