Có được sử dụng sản phẩm mật mã không do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước không?
Sản phẩm mật mã là gì?
Sản phẩm mật mã được giải thích tại khoản 6 Điều 3 Luật Cơ yếu 2011 như sau:
Sản phẩm mật mã là các tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã để bảo vệ thông tin.
Như vậy, sản phẩm mật mã là các tài liệu, trang thiết bị kỹ thuật và nghiệp vụ mật mã để bảo vệ thông tin.
Sản phẩm mật mã là gì? (Hình từ Internet)
Có được sử dụng sản phẩm mật mã không do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước không?
Có được sử dụng sản phẩm mật mã không do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước không, thì theo khoản 2 Điều 11 Luật Cơ yếu 2011 như sau:
Các hành vi bị nghiêm cấm
1. Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật công tác trong hoạt động cơ yếu.
2. Sử dụng sản phẩm mật mã không do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
3. Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong hoạt động cơ yếu gây phương hại đến an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
4. Truyền thông tin bí mật nhà nước qua các phương tiện thông tin, viễn thông m à không mã hoá bằng mật mã của cơ yếu.
5. Nghiên cứu, sản xuất, sử dụng, thu thập, tiêu huỷ sản phẩm mật mã của cơ yếu trái pháp luật.
6. Cố ý làm hư hỏng, chiếm đoạt sản phẩm mật mã của cơ yếu.
7. Cản trở hoạt động cơ yếu trái pháp luật.
Theo đó, pháp luật nghiêm cấm hành vi sử dụng sản phẩm mật mã không do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước.
Ngoài ra, còn các hành vi khác bị nghiêm cấm như:
- Tiết lộ bí mật nhà nước, bí mật công tác trong hoạt động cơ yếu.
- Lợi dụng nhiệm vụ, quyền hạn được giao trong hoạt động cơ yếu gây phương hại đến an ninh quốc gia, lợi ích của Nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
- Truyền thông tin bí mật nhà nước qua các phương tiện thông tin, viễn thông m à không mã hoá bằng mật mã của cơ yếu.
- Nghiên cứu, sản xuất, sử dụng, thu thập, tiêu huỷ sản phẩm mật mã của cơ yếu trái pháp luật.
- Cố ý làm hư hỏng, chiếm đoạt sản phẩm mật mã của cơ yếu.
- Cản trở hoạt động cơ yếu trái pháp luật.
Sử dụng sản phẩm mật mã không do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước thì bị phạt bao nhiêu tiền?
Sử dụng sản phẩm mật mã không do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước thì bị phạt theo Điều 44 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 39 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP như sau:
Vi phạm các quy định quản lý, sử dụng các sản phẩm mật mã để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước
1. Phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 20.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Làm mất sản phẩm mật mã của ngành Cơ yếu được cấp, trang bị;
b) Giao sản phẩm mật mã cho người không đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để quản lý, sử dụng;
c) Chuyển đổi việc bố trí sản phẩm mật mã khi chưa được sự đồng ý của cơ quan có thẩm quyền.
2. Phạt tiền 20.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng đối với một trong các hành vi vi phạm sau:
a) Hủy hoại, cố ý làm hư hỏng, chiếm đoạt sản phẩm mật mã của ngành Cơ yếu;
b) Tàng trữ, vận chuyển, mua bán, trao đổi trái phép các sản phẩm mật mã của ngành Cơ yếu.
3. Phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với hành vi sử dụng các kỹ thuật mật mã, sản phẩm mật mã không do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp để bảo vệ thông tin thuộc phạm vi bí mật nhà nước.
4. Hình thức xử phạt bổ sung: Tịch thu tang vật vi phạm, phương tiện vi phạm đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 3 và khoản 4 Điều này.
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc giao sản phẩm mật mã cho người đủ điều kiện theo quy định của pháp luật để quản lý đối với hành vi vi phạm tại điểm b khoản 2 Điều này;
b) Buộc bố trí sản phẩm mật mã theo quy định của cơ quan có thẩm quyền đối với hành vi vi phạm tại điểm c khoản 2 Điều này.
Và theo khoản 2 Điều 3 Nghị định 120/2013/NĐ-CP, được sửa đổi bởi khoản 6 Điều 1 Nghị định 37/2022/NĐ-CP như sau:
Quy định về mức phạt tiền đối với cá nhân, tổ chức và thẩm quyền xử phạt tiền
...
2. Mức phạt tiền đối với các hành vi vi phạm hành chính quy định tại các Mục 1, Mục 2, Mục 3, Mục 5, Mục 6, Mục 7 và Mục 8 Chương II; Mục 1 Chương III Nghị định này được áp dụng đối với hành vi vi phạm hành chính của cá nhân; trừ hành vi vi phạm quy định tại Điều 9; khoản 3 Điều 11; khoản 2, khoản 3 Điều 12; khoản 1, khoản 2 Điều 15; Điều 16; Điều 17 và Điều 21 là mức phạt tiền áp dụng đối với tổ chức. Trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm như cá nhân thì mức phạt tiền bằng hai lần mức phạt tiền đối với cá nhân.”
...
Theo đó, sử dụng sản phẩm mật mã không do Ban Cơ yếu Chính phủ cung cấp để bảo vệ thông tin bí mật nhà nước thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 40.000.000 đồng đối với cá nhân và từ 60.000.000 đồng đến 80.000.000 đồng đối với tổ chức.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- DAV là đại học gì? Ban Giám đốc Học viện Ngoại giao gồm những ai? Những nhiệm vụ và quyền hạn của Học viện Ngoại giao?
- Đại lý thuế có cung cấp dịch vụ thực hiện thủ tục đăng ký thuế, khai thuế, nộp thuế thay người nộp thuế?
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?