Có được kiểm tra đột xuất hoạt động của lực lượng quản lý thị trường hay không? Cơ quan nào có quyền kiểm tra hoạt động công vụ của lực lượng quản lý thị trường?
Có được kiểm tra đột xuất hoạt động công vụ của lực lượng quản lý thị trường hay không?
Có được kiểm tra đột xuất hoạt động công vụ của lực lượng quản lý thị trường hay không? (Hình từ Internet)
Theo khoản 2 Điều 5 Thông tư 20/2019/TT-BCT (được sửa đổi bởi Khoản 2 Điều 2 Thông tư 54/2020/TT-BCT), việc kiểm tra nội bộ hoạt động công vụ của lực lượng quản lý thị trường được thực hiện bằng các hình thức như sau:
Hình thức kiểm tra nội bộ
1. Kiểm tra nội bộ định kỳ theo kế hoạch hằng năm đã được Tổng cục trưởng Tổng cục Quản lý thị trường (sau đây gọi tắt là Tổng cục trưởng), Cục trưởng Cục Quản lý thị trường các tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục trưởng Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (sau đây gọi tắt là Cục trưởng) phê duyệt, ban hành.
2. Kiểm tra nội bộ đột xuất trong các trường hợp sau:
a) Khi có văn bản yêu cầu kiểm tra nội bộ của cấp trên có thẩm quyền;
b) Khi nhận được thông tin, tài liệu, chứng cứ về dấu hiệu vi phạm của công chức, cơ quan Quản lý thị trường và có cơ sở để thẩm tra, xác minh;
c) Khi thực hiện kiểm tra nhanh về đạo đức công vụ, văn hóa giao tiếp, kỷ luật hành chính hoặc việc chấp hành quy định của pháp luật của cơ quan, đơn vị, công chức Quản lý thị trường tại nơi đang tiến hành kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ (sau đây gọi tắt là kiểm tra nhanh).
Như vậy, có thể kiểm tra đột xuất hoạt động công vụ của lực lượng quản lý thị trường trong các trường hợp như sau:
- Khi có văn bản yêu cầu kiểm tra nội bộ của cấp trên có thẩm quyền;
- Khi nhận được thông tin, tài liệu, chứng cứ về dấu hiệu vi phạm của công chức, cơ quan Quản lý thị trường và có cơ sở để thẩm tra, xác minh;
- Khi thực hiện kiểm tra nhanh về đạo đức công vụ, văn hóa giao tiếp, kỷ luật hành chính hoặc việc chấp hành quy định của pháp luật của cơ quan, đơn vị, công chức Quản lý thị trường tại nơi đang tiến hành kiểm tra, thanh tra chuyên ngành và thực hiện các biện pháp nghiệp vụ (sau đây gọi tắt là kiểm tra nhanh).
Cơ quan nào có quyền kiểm tra hoạt động công vụ của lực lượng quản lý thị trường?
Theo Điều 7 Thông tư 20/2019/TT-BCT, những cơ quan có quyền kiểm tra hoạt động công vụ của lực lượng quản lý thị trường bao gồm:
Thẩm quyền quyết định việc kiểm tra nội bộ
1. Tổng cục trưởng quyết định việc kiểm tra nội bộ định kỳ hoặc đột xuất đối với các cơ quan Quản lý thị trường trực thuộc Tổng cục Quản lý thị trường (sau đây gọi tắt là Tổng cục).
2. Cục trưởng quyết định việc kiểm tra nội bộ định kỳ hoặc đột xuất đối với công chức, cơ quan Quản lý thị trường trực thuộc Cục Quản lý thị trường các tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương, Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường (sau đây gọi tắt là Cục) theo phân cấp quản lý được giao.
3. Các chức danh quy định tại khoản 1, khoản 2 Điều này có thể giao quyền cho cấp phó thực hiện thẩm quyền quyết định việc kiểm tra nội bộ. Việc giao quyền thực hiện bằng văn bản dưới hình thức thường xuyên hoặc theo vụ việc.
Như vậy, những cơ quan có quyền kiểm tra hoạt động công vụ của lực lượng quản lý thị trường như sau:
- Tổng cục Quản lý thị trường.
- Cục Quản lý thị trường các tỉnh, liên tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương; Cục Nghiệp vụ Quản lý thị trường.
Cơ quan có thẩm quyền tiến hành kiểm tra hoạt động công vụ của lực lượng quản lý thị trường bao nhiêu lần trong năm?
Theo Điều 8 Thông tư 20/2019/TT-BCT (được sửa đổi bởi Khoản 4 Điều 2 Thông tư 54/2020/TT-BCT), số lần kiểm tra và thời gian trực tiếp thực hiện kiểm tra nội bộ như sau:
- Số lần kiểm tra nội bộ được thực hiện như sau:
+ Kiểm tra nội bộ định kỳ không quá một lần kiểm tra trong năm đối với một Cục và tương đương; không quá hai lần kiểm tra trong năm đối với một Đội Quản lý thị trường và tương đương;
+ Kiểm tra nội bộ đột xuất không giới hạn số lần kiểm tra đối với một công chức, cơ quan Quản lý thị trường.
- Thời gian trực tiếp thực hiện một cuộc kiểm tra nội bộ định kỳ tại nơi được kiểm tra như sau:
+ Cuộc kiểm tra nội bộ của Tổng cục không quá 15 ngày làm việc; trường hợp phức tạp, ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo hoặc nơi đi lại khó khăn thì thời gian kiểm tra có thể kéo dài, nhưng không quá 5 ngày làm việc;
+ Cuộc kiểm tra nội bộ của Cục không quá 10 ngày làm việc; trường hợp phức tạp, ở vùng sâu, vùng xa, miền núi, hải đảo hoặc nơi đi lại khó khăn thì thời gian kiểm tra có thể kéo dài, nhưng không quá 5 ngày làm việc.
- Thời gian trực tiếp thực hiện một cuộc kiểm tra nội bộ đột xuất tại nơi được kiểm tra như sau:
+ Các cuộc kiểm tra nội bộ theo quy định tại điểm a, điểm b khoản 2 Điều 5 Thông tư 20/2019/TT-BCT được thực hiện theo thời gian trực tiếp thực hiện một cuộc kiểm tra nội bộ định kỳ tại nơi được kiểm tra đã nêu ở trên.
+ Cuộc kiểm tra nhanh không quá 2 giờ làm việc; trường hợp phát hiện công chức đang thực hiện vi phạm hoặc vừa thực hiện xong nhưng chưa kịp xóa dấu vết thì có thể kéo dài, nhưng không quá 2 ngày làm việc.
- Thời gian trực tiếp thực hiện được tính từ ngày công bố quyết định kiểm tra nội bộ đến ngày kết thúc việc kiểm tra nội bộ trực tiếp tại nơi được kiểm tra.
- Việc kéo dài thời gian trực tiếp thực hiện một cuộc kiểm tra nội bộ do người quyết định kiểm tra quyết định bằng văn bản, trong trường hợp kiểm tra nhanh có thể quyết định bằng thư điện tử công vụ (email).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tiêu chuẩn để xét tặng Kỷ niệm chương Vì sự nghiệp vũ trang quần chúng theo Thông tư 93 như thế nào?
- Người thuê nhà ở công vụ có được đề nghị đơn vị quản lý vận hành nhà ở sửa chữa kịp thời hư hỏng của nhà ở công vụ không?
- Giám đốc quản lý dự án hạng 2 của Ban quản lý dự án đầu tư xây dựng một dự án phải đáp ứng điều kiện năng lực như thế nào?
- Tổ chức, cá nhân không niêm yết giá hàng hóa, dịch vụ trong kinh doanh bị xử phạt bao nhiêu tiền từ 12/7/2024?
- Dấu dưới hình thức chữ ký số có phải là dấu của doanh nghiệp? Làm giả con dấu của doanh nghiệp bị phạt bao nhiêu tiền?