Cơ cấu tổ chức của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Công an bao gồm những thành phần nào?
- Cơ cấu tổ chức của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Công an bao gồm những thành phần nào?
- Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Công an có được sử dụng con dấu của Bộ Công an không?
- Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Công an có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Công an bao gồm những thành phần nào?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quyết định 2496/QĐ-BCA-V19 năm 2016 quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng, chế độ làm việc và con dấu của Hội đồng như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng, chế độ làm việc và con dấu của Hội đồng
1. Cơ cấu tổ chức của Hội đồng gồm:
a) Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng;
b) Các Ủy viên và Thư ký Hội đồng;
c) Cơ quan Thường trực Hội đồng: Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp.
2. Chế độ làm việc của Hội đồng
a) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc thảo luận tập thể, phát huy vai trò của từng thành viên Hội đồng;
b) Các thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
c) Hội đồng họp định kỳ 2 lần/năm, họp đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng hoặc theo ý kiến của tối thiểu ½ Ủy viên Hội đồng.
...
Như vậy, theo quy định thì cơ cấu tổ chức của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Công an bao gồm:
(1) Chủ tịch Hội đồng, các Phó Chủ tịch Hội đồng;
(2) Các Ủy viên và Thư ký Hội đồng;
(3) Cơ quan Thường trực Hội đồng: Cục Pháp chế và cải cách hành chính, tư pháp.
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Công an bao gồm những thành phần nào? (Hình từ Internet)
Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Công an có được sử dụng con dấu của Bộ Công an không?
Căn cứ khoản 1 Điều 2 Quyết định 2496/QĐ-BCA-V19 năm 2016 quy định về cơ cấu tổ chức của Hội đồng, chế độ làm việc và con dấu của Hội đồng như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội đồng, chế độ làm việc và con dấu của Hội đồng
...
2. Chế độ làm việc của Hội đồng
a) Hội đồng làm việc theo nguyên tắc thảo luận tập thể, phát huy vai trò của từng thành viên Hội đồng;
b) Các thành viên Hội đồng làm việc theo chế độ kiêm nhiệm;
c) Hội đồng họp định kỳ 2 lần/năm, họp đột xuất theo yêu cầu của Chủ tịch Hội đồng hoặc theo ý kiến của tối thiểu ½ Ủy viên Hội đồng.
3. Con dấu của Hội đồng
Hội đồng sử dụng con dấu của Bộ Công an. Trong trường hợp Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng ký thay Chủ tịch Hội đồng thì sử dụng con dấu của Cơ quan Thường trực Hội đồng.
4. Mối quan hệ giữa Hội đồng với các Tổng cục, Bộ Tư lệnh, đơn vị trực thuộc Bộ, Công an, Cảnh sát phòng cháy và chữa cháy tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (Công an các đơn vị, địa phương)
a) Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Công an hướng dẫn, kiểm tra hoạt động phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật của Công an các đơn vị, địa phương;
b) Công an các đơn vị, địa phương định kỳ sáu tháng, một năm có trách nhiệm báo cáo kết quả hoạt động phổ biến, giáo dục pháp luật của đơn vị, địa phương mình với Hội đồng phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật Bộ Công an (qua Cơ quan Thường trực Hội đồng).
Như vậy, theo quy định thì Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Công an được sử dụng con dấu của Bộ Công an.
Lưu ý: Trong trường hợp Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng ký thay Chủ tịch Hội đồng thì sử dụng con dấu của Cơ quan Thường trực Hội đồng.
Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Công an có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Căn cứ Điều 5 Quyết định 2496/QĐ-BCA-V19 năm 2016 quy định về nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó Chủ tịch Hội đồng
1. Thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng phân công; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng không thể chủ trì phiên họp của Hội đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền thực hiện chủ trì phiên họp của Hội đồng.
2. Đôn đốc các Ủy viên Hội đồng tổ chức triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng.
3. Thực hiện các công việc khác do Chủ tịch Hội đồng giao.
Như vậy, theo quy định thì Phó Chủ tịch Hội đồng phối hợp phổ biến giáo dục pháp luật Bộ Công an có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch Hội đồng phân công;
Chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Hội đồng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công.
Trong trường hợp Chủ tịch Hội đồng không thể chủ trì phiên họp của Hội đồng, Phó Chủ tịch Thường trực Hội đồng hoặc Phó Chủ tịch Hội đồng được Chủ tịch Hội đồng ủy quyền thực hiện chủ trì phiên họp của Hội đồng.
(2) Đôn đốc các Ủy viên Hội đồng tổ chức triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng.
(3) Thực hiện các công việc khác do Chủ tịch Hội đồng giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Trình tự thực hiện bảo lãnh nhà ở hình thành trong tương lai theo Thông tư 61/2024 như thế nào?
- Văn tả mẹ lớp 5 ngắn gọn? Mẫu bài văn tả mẹ ngắn gọn hay nhất? Tuổi của học sinh lớp 5 là bao nhiêu?
- Sát hại 4 người trong gia đình đi tù bao nhiêu năm? Có dấu hiệu trầm cảm có thể bị xử lý ra sao?
- Quy định về việc tham vấn trong đánh giá tác động môi trường như thế nào? Nội dung của báo cáo?
- Cuộc kiểm toán để đánh giá hiệu quả trong sử dụng tài chính công có quy mô toàn quốc do ai quy định về thời hạn kiểm toán?