Cơ cấu tổ chức bộ máy Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học của Tòa án nhân dân tối cao được quy định thế nào?
Cơ cấu tổ chức bộ máy Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học của Tòa án nhân dân tối cao được quy định thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 7 Quyết định 918/2015/QĐ-TANDTC về cơ cấu tổ chức, bộ máy của Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học thuộc Tòa án nhân dân tối cao như sau:
Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học
1. Cơ cấu tổ chức, bộ máy:
Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng, các Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng, các công chức và nhân viên khác. Cơ cấu tổ chức, bộ máy của Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học có các đơn vị chức năng sau đây:
a) Phòng Pháp luật hình sự, hành chính, gia đình và người chưa thành niên (Phòng I);
b) Phòng Pháp luật dân sự, kinh doanh - thương mại, lao động, phá sản (Phòng II);
c) Phòng Tổng kết thực tiễn xét xử và phát triển án lệ (Phòng III);
d) Phòng Quản lý khoa học (Phòng IV).
...
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì cơ cấu tổ chức bộ máy của Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học thuộc Tòa án nhân dân tối cao có các đơn vị chức năng như sau:
- Phòng Pháp luật hình sự, hành chính, gia đình và người chưa thành niên (Phòng I);
- Phòng Pháp luật dân sự, kinh doanh - thương mại, lao động, phá sản (Phòng II);
- Phòng Tổng kết thực tiễn xét xử và phát triển án lệ (Phòng III);
- Phòng Quản lý khoa học (Phòng IV).
Cơ cấu tổ chức bộ máy Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học của Tòa án nhân dân tối cao được quy định thế nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ quyền hạn Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học của Tòa án nhân dân tối cao là gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học của Tòa án nhân dân tối cao được quy định tại khoản 2 Điều 7 Quyết định 918/2015/QĐ-TANDTC, cụ thể như sau:
(1) Giúp Chánh án Toà án nhân dân tối cao xây dựng kế hoạch và đề xuất chương trình xây dựng luật, pháp lệnh của Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
(2) Giúp Chánh án Toà án nhân dân tối cao, Hội đồng Thẩm phán Toà án nhân dân tối cao trong công tác bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử; tổng kết thực tiễn xét xử và phát triển án lệ.
(3) Chủ trì, phối hợp với các đơn vị có liên quan của Tòa án nhân dân tối cao, giúp Chánh án Toà án nhân dân tối cao xây dựng các dự án luật, pháp lệnh, nghị quyết trình Quốc hội, Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
(4) Thẩm định các văn bản quy phạm pháp luật và các văn bản khác thuộc thẩm quyền của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao do các đơn vị của Tòa án nhân dân tối cao xây dựng.
(5) Giúp Chánh án Toà án nhân dân tối cao tổ chức rà soát, hệ thống hoá, hợp nhất các văn bản quy phạm pháp luật và pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân theo quy định của pháp luật.
(6) Giúp Chánh án Toà án nhân dân tối cao trong việc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền sửa đổi, bổ sung hoặc huỷ bỏ văn bản pháp luật trái với Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Uỷ ban thường vụ Quốc hội.
(7) Phối hợp với các đơn vị chức năng giúp Chánh án Toà án nhân dân tối cao tổ chức tập huấn, xây dựng tài liệu tập huấn các văn bản quy phạm pháp luật về tố tụng, về tổ chức và hoạt động của Toà án nhân dân.
(8) Là cơ quan thường trực của Hội đồng khoa học Tòa án nhân dân tối cao; giúp Chánh án Toà án nhân dân tối cao trong công tác quản lý, tổ chức triển khai nghiên cứu hoặc giao nghiên cứu các đề tài khoa học liên quan đến tổ chức và hoạt động của Toà án cho các đơn vị, cá nhân trong các Tòa án nhân dân.
(9) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Toà án nhân dân tối cao.
Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học của Tòa án nhân dân tối cao có tối đa bao nhiêu Phó Vụ trưởng?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 918/2015/QĐ-TANDTC quy định về tổ chức bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao như sau:
Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao
1. Thành lập Văn phòng; các Cục, Vụ và đơn vị tương đương trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao, cụ thể như sau:
a) Văn phòng;
b) Cục Kế hoạch - Tài chính;
c) Vụ Giám đốc, kiểm tra về hình sự, hành chính (Vụ Giám đốc kiểm tra I);
d) Vụ Giám đốc, kiểm tra về dân sự, kinh doanh - thương mại (Vụ Giám đốc kiểm tra II);
đ) Vụ Giám đốc, kiểm tra về lao động, gia đình và người chưa thành niên (Vụ Giám đốc kiểm tra III);
e) Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học;
g) Ban Thanh tra;
h) Vụ Tổ chức - Cán bộ;
i) Vụ Tổng hợp;
k) Vụ Hợp tác quốc tế;
l) Vụ Thi đua - Khen thưởng;
m) Vụ Công tác phía Nam;
n) Báo Công lý;
o) Tạp chí Tòa án nhân dân.
2. Số lượng cấp phó của Văn phòng; mỗi đơn vị Cục, Vụ và tương đương trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao không quá 03 người.
Đối với các đơn vị có tổ chức Phòng và tương đương thì số lượng Phó Trưởng phòng và tương đương không quá 02 người.
3. Căn cứ vào tổng biên chế đã được ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân bổ biên chế cho từng đơn vị trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tối cao.
Trong trường hợp cần thiết, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao điều chỉnh, bổ sung nhiệm vụ, biên chế cho các đơn vị trong bộ máy giúp việc để thực hiện nhiệm vụ chung của Tòa án nhân dân tối cao theo quy định của pháp luật.
4. Căn cứ vào nhiệm vụ, quyền hạn của đơn vị được quy định tại Quyết định này, Thủ trưởng đơn vị quy định nhiệm vụ cụ thể của các phòng chức năng và tương đương trong Quy chế làm việc của đơn vị và trình Chánh án Tòa án nhân dân tối cao quyết định ban hành.
Như vậy, theo quy định, Vụ Pháp chế và Quản lý khoa học của Tòa án nhân dân tối cao có tối đa 03 Phó Vụ trưởng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khi nào phải khai báo Mẫu số 05 - Tờ khai sử dụng máy photocopy màu, máy in có chức năng photocopy màu?
- Doanh nghiệp mua xe cũ của khách hàng để bán lại có cần sang tên xe từ khách hàng qua công ty không?
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?