Cơ cấu tổ chức bộ máy của Vụ Tổng hợp thuộc Tòa án nhân dân tối cao có những đơn vị chức năng nào?
- Cơ cấu tổ chức bộ máy của Vụ Tổng hợp thuộc Tòa án nhân dân tối cao có những đơn vị chức năng nào?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Tổng hợp thuộc Tòa án nhân dân tối cao bao gồm những gì?
- Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có phải ban hành nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng pháp luật không?
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Vụ Tổng hợp thuộc Tòa án nhân dân tối cao có những đơn vị chức năng nào?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 10 Quyết định 918/2015/QĐ-TANDTC quy định như sau:
Theo đó, Vụ Tổng hợp gồm có Vụ trưởng, các Phó Vụ trưởng, các Trưởng phòng, các Phó Trưởng phòng, các công chức và nhân viên khác.
Như vậy, cơ cấu tổ chức, bộ máy của Vụ Tổng hợp có các đơn vị chức năng sau đây:
- Phòng Thống kê - Tổng hợp;
- Phòng Quản lý Thư viện;
- Phòng Lưu trữ hồ sơ;
- Trung tâm tin học.
Cơ cấu tổ chức bộ máy của Vụ Tổng hợp thuộc Tòa án nhân dân tối cao có những đơn vị chức năng nào? (Hình từ Internet)
Nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Tổng hợp thuộc Tòa án nhân dân tối cao bao gồm những gì?
Căn cứ theo khoản 2 Điều 10 Quyết định 918/2015/QĐ-TANDTC quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Vụ Tổng hợp như sau:
- Vụ Tổng hợp thực hiện chức năng tham mưu, giúp Chánh án Tòa án nhân dân tối cao trong công tác đánh giá, cung cấp số liệu thống kê về tình hình hoạt động của các Toà án; thực hiện công tác lưu trữ hồ sơ theo quy định.
- Là đầu mối trong công tác phối hợp với các bộ, ngành liên quan triển khai thực hiện các chương trình mục tiêu quốc gia; công tác trợ giúp pháp lý, bồi thường nhà nước, lý lịch tư pháp, thống kê hình sự, thi hành án và các chuyên đề khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng Bộ chỉ tiêu thống kê của Tòa án nhân dân tối cao.
- Giúp Chánh án Toà án nhân dân tối cao trong công tác phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật.
- Nghiên cứu, đề xuất giúp lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao thực hiện ứng dụng, phát triển công nghệ thông tin phục vụ các hoạt động của Tòa án nhân dân; bảo đảm hạ tầng công nghệ thông tin của Tòa án nhân dân.
- Chủ trì, phối hợp với các đơn vị chức năng trong và ngoài Tòa án nhân dân hướng dẫn, tổ chức tập huấn về công tác thống kê, tổng hợp, lưu trữ hồ sơ và công nghệ thông tin.
- Giúp Chánh án Toà án nhân dân tối cao trong công tác quản lý thư viện, tổ chức giới thiệu sách, báo, tài liệu pháp lý cần thiết cho Thẩm phán, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động trong các Tòa án nhân dân.
- Thực hiện các báo cáo định kỳ, đột xuất và các báo cáo khác theo yêu cầu của lãnh đạo Tòa án nhân dân tối cao hoặc cơ quan có thẩm quyền về các lĩnh vực theo chức năng, nhiệm vụ được giao.
- Thực hiện các nhiệm vụ khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
Hội đồng thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có phải ban hành nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng pháp luật không?
Căn cứ theo điểm b khoản 2 Điều 22 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân 2014 quy định như sau:
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
2. Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
a) Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;
b) Ban hành nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật;
c) Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;
d) Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của Tòa án nhân dân để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;
đ) Tham gia ý kiến đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;
e) Thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và dự thảo văn bản pháp luật giữa Tòa án nhân dân tối cao với cơ quan có liên quan theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật.
3. Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
...
Như vậy, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ ban hành nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định công nhận tổ chức cơ sở đảng trong sạch, vững mạnh là mẫu nào? Tải về mẫu quyết định?
- Đại biểu dân cử có phải là cơ quan tổ chức, người có thẩm quyền trong công tác xây dựng pháp luật không?
- Quyết định 2662 về Tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của các cơ sở giáo dục đại học thế nào?
- Cơ sở hạ tầng thông tin là gì? Chính sách của Nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia?
- Dịch vụ Internet là gì? Sử dụng dịch vụ Internet, người sử dụng có trách nhiệm như thế nào?