Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao? Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có tối đa bao nhiêu thành viên?
Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan như thế nào? Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao?
Căn cứ theo quy định tại Điều 20 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân tối cao
1. Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng.
2. Giám đốc việc xét xử của các Tòa án khác, trừ trường hợp do luật định.
3. Tổng kết thực tiễn xét xử của các Tòa án, bảo đảm áp dụng thống nhất pháp luật trong xét xử.
4. Đào tạo; bồi dưỡng Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh khác của Tòa án nhân dân.
5. Quản lý các Tòa án nhân dân và Tòa án quân sự về tổ chức theo quy định của Luật này và các luật có liên quan, bảo đảm độc lập giữa các Tòa án.
6. Trình Quốc hội dự án luật, dự thảo nghị quyết; trình Ủy ban thường vụ Quốc hội dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết theo quy định của luật.
Theo đó, Tòa án nhân dân tối cao là cơ quan xét xử cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Tòa án nhân dân tối cao giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của các Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị.
Bên cạnh đó, tại Điều 21 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao gồm:
- Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao;
- Bộ máy giúp việc;
- Cơ sở đào tạo, bồi dưỡng.
Tòa án nhân dân tối cao có Chánh án, các Phó Chánh án, Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Thẩm tra viên, Thư ký Tòa án, công chức khác, viên chức và người lao động.
Cơ cấu tổ chức của Tòa án nhân dân tối cao? Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có tối đa bao nhiêu thành viên? (Hình từ Internet)
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có tối đa bao nhiêu thành viên?
Căn cứ vào khoản 1 Điều 22 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 có quy định như sau:
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
1. Số lượng thành viên Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao không dưới mười ba người và không quá mười bảy người; gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
...
Theo đó, Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có tối thiểu 13 người và tối đa 17 người.
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao bao gồm Chánh án, các Phó Chánh án Tòa nhân dân tối cao là Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao và các Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
Quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được bao nhiêu thành viên tán thành?
Căn cứ theo quy định tại khoản 3 Điều 22 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 như sau:
Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao
...
3. Phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải có ít nhất hai phần ba tổng số thành viên tham gia; quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được quá nửa tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Bộ trưởng Bộ Tư pháp có trách nhiệm tham dự phiên họp của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao khi thảo luận, thông qua nghị quyết của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao.
4. Quyết định giám đốc thẩm, tái thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao là quyết định cao nhất, không bị kháng nghị.
Như vậy, căn cứ theo quy định trên thì quyết định của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao phải được trên 1/2 tổng số thành viên biểu quyết tán thành.
Lưu ý: Theo quy định tại khoản 2 Điều 22 Luật tổ chức Tòa án nhân dân 2014 thì Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao có nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Giám đốc thẩm, tái thẩm bản án, quyết định của Tòa án đã có hiệu lực pháp luật bị kháng nghị theo quy định của luật tố tụng;
- Ban hành nghị quyết hướng dẫn các Tòa án áp dụng thống nhất pháp luật;
- Lựa chọn quyết định giám đốc thẩm của Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật, có tính chuẩn mực của các Tòa án, tổng kết phát triển thành án lệ và công bố án lệ để các Tòa án nghiên cứu, áp dụng trong xét xử;
- Thảo luận, góp ý kiến đối với báo cáo của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao về công tác của Tòa án nhân dân để trình Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch nước;
- Tham gia ý kiến đối với dự án luật, dự thảo nghị quyết để trình Quốc hội, dự án pháp lệnh, dự thảo nghị quyết để trình Ủy ban thường vụ Quốc hội;
- Thảo luận, cho ý kiến đối với dự thảo văn bản pháp luật thuộc thẩm quyền ban hành của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao và dự thảo văn bản pháp luật giữa Tòa án nhân dân tối cao với cơ quan có liên quan theo quy định của Luật ban hành văn bản pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quyết định 2662 về Tiêu chuẩn chức danh Hiệu trưởng, Phó Hiệu trưởng của các cơ sở giáo dục đại học thế nào?
- Cơ sở hạ tầng thông tin là gì? Chính sách của Nhà nước đối với cơ sở hạ tầng thông tin quốc gia?
- Dịch vụ Internet là gì? Sử dụng dịch vụ Internet, người sử dụng có trách nhiệm như thế nào?
- Ép buộc người tiêu dùng mua hàng trái với ý muốn của người tiêu dùng có phải là hành vi nghiêm cấm theo Luật mới?
- Ngân hàng thương mại bắt buộc phải tổ chức xét duyệt cho vay theo nguyên tắc nào? Quyết định cho vay khi khách hàng có đủ các điều kiện nào?