Có bao nhiêu trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự nào hiện nay? Rủi ro trong nghiên cứu khoa học và công nghệ có thuộc trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự không?

Xin cho hỏi có mấy trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự hiện nay vậy ạ? Rủi ro trong nghiên cứu khoa học và công nghệ có thuộc trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự không? Bên cạnh đó, căn cứ nào để có thể được miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội? - Câu hỏi của anh Trí đến từ Ninh Bình.

Có bao nhiêu trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự hiện nay?

Hiện nay quy định với 07 trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, tại Chương IV Bộ luật Hình sự 2015 quy định như sau:

1. Sự kiện bất ngờ

2. Tình trạng không có năng lực trách nhiệm hình sự

3. Phòng vệ chính đáng

4. Tình thế cấp thiết

5. Gây thiệt hại trong khi bắt giữ người phạm tội

6. Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ

7. Thi hành mệnh lệnh của người chỉ huy hoặc của cấp trên.

loại trừ trách nhiệm hình sự

Loại trừ trách nhiệm hình sự (hình từ Internet)

Rủi ro trong nghiên cứu khoa học và công nghệ có thuộc trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự hay không?

Và từ quy định trên thì tại Điều 25 Bộ luật Hình sự 2015 có nêu rủi ro trong nghiên cứu khoa học và công nghệ thuộc trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:

Rủi ro trong nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ
Hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.
Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Như vậy, khi có hành vi gây ra thiệt hại trong khi thực hiện việc nghiên cứu, thử nghiệm, áp dụng tiến bộ khoa học, kỹ thuật và công nghệ mới mặc dù đã tuân thủ đúng quy trình, quy phạm, áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa thì không phải là tội phạm.

* Lưu ý: Người nào không áp dụng đúng quy trình, quy phạm, không áp dụng đầy đủ biện pháp phòng ngừa mà gây thiệt hại thì vẫn phải chịu trách nhiệm hình sự.

Căn cứ nào để có thể được miễn trách nhiệm hình sự đối với người phạm tội?

Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ theo Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015 được bổ sung bởi điểm a khoản 1 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 như sau:

Căn cứ miễn trách nhiệm hình sự
1. Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi có quyết định đại xá.
2. Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
a) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
b) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
c) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
3. Người thực hiện tội phạm ít nghiêm trọng hoặc tội phạm nghiêm trọng do vô ý gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.

Theo đó, người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:

- Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;

- Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;

- Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.

Loại trừ trách nhiệm hình sự
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Những trường hợp nào cụ thể sẽ được loại trừ trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật hiện hành?
Pháp luật
Có bao nhiêu trường hợp loại trừ trách nhiệm hình sự nào hiện nay? Rủi ro trong nghiên cứu khoa học và công nghệ có thuộc trường hợp được loại trừ trách nhiệm hình sự không?
Pháp luật
Những trường hợp nào được loại trừ trách nhiệm hình sự theo quy định mới nhất?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Loại trừ trách nhiệm hình sự
1,738 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Loại trừ trách nhiệm hình sự

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Loại trừ trách nhiệm hình sự

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào