Chuyển ngạch công chức là gì? Mẫu đơn đề nghị chuyển ngạch viên chức, công chức mới nhất? Chi tiết cách viết?

Chuyển ngạch công chức là gì? Mẫu đơn đề nghị chuyển ngạch viên chức, công chức mới nhất? Chi tiết cách viết? Chuyển ngạch công chức phải đáp ứng những điều kiện gì? Hướng dẫn tính mức phụ cấp theo mức lương cơ sở mới đối với công chức, viên chức?

Chuyển ngạch công chức là gì? Mẫu đơn đề nghị chuyển ngạch viên chức, công chức mới nhất?

Theo khoản 1 Điều 43 Luật Cán bộ, công chức 2008 thì chuyển ngạch công chức là việc công chức đang giữ ngạch của ngành chuyên môn này được bổ nhiệm sang ngạch của ngành chuyên môn khác có cùng thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ.

Đơn đề nghị chuyển ngạch là một loại văn bản mà công chức hoặc viên chức sử dụng khi muốn thay đổi ngạch công việc của mình, ví dụ như chuyển ngạch lương hoặc chuyển ngạch công chức. Đây là tài liệu mà cá nhân viết và gửi lên cơ quan có thẩm quyền nhằm đề nghị được xét duyệt việc nâng ngạch.

Mục đích chính của đơn đề nghị chuyển ngạch là giúp công chức, viên chức thể hiện mong muốn được thay đổi ngạch công việc của mình. Sau khi tiếp nhận đơn, cơ quan có thẩm quyền sẽ tiến hành xem xét và đưa ra quyết định có phê duyệt việc chuyển ngạch hay không, nhằm đảm bảo quyền lợi cho người lao động trong quá trình công tác.

>> Tải về Mẫu đơn đề nghị chuyển ngạch viên chức, công chức

Mẫu đơn đề nghị chuyển ngạch công chức, viên chức mới nhất? Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu đề nghị chuyển ngạch viên chức, công chức?

Mẫu đơn đề nghị chuyển ngạch công chức, viên chức mới nhất? Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu đề nghị chuyển ngạch viên chức, công chức? (Hình từ Internet)

Hướng dẫn chi tiết cách viết mẫu đề nghị chuyển ngạch viên chức, công chức?

Về hình thức, đơn đề nghị chuyển ngạch nên được soạn thảo trên giấy khổ A4, trình bày gọn gàng, rõ ràng và đúng chuẩn của một văn bản hành chính. Đơn cần được viết ngắn gọn, tránh diễn đạt dài dòng, lan man và phải đảm bảo không có lỗi chính tả hay ngữ pháp.

Về nội dung, đơn đề nghị chuyển ngạch cần nêu rõ và chính xác các thông tin quan trọng như thông tin cá nhân (họ tên, ngày sinh, trình độ chuyên môn, ngạch hiện tại, hệ số lương, chức vụ hiện nay), lý do muốn chuyển ngạch và kèm theo các tài liệu, hồ sơ liên quan đến việc chuyển ngạch. Việc này giúp cơ quan có thẩm quyền dễ dàng xem xét và giải quyết đề nghị của người nộp đơn.

Chuyển ngạch công chức phải đáp ứng những điều kiện gì?

Chuyển ngạch công chức được quy định tại Điều 43 Luật Cán bộ, công chức 2008 như sau:

Chuyển ngạch công chức
1. Chuyển ngạch là việc công chức đang giữ ngạch của ngành chuyên môn này được bổ nhiệm sang ngạch của ngành chuyên môn khác có cùng thứ bậc về chuyên môn, nghiệp vụ.
2. Công chức được chuyển ngạch phải có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch được chuyển và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.
3. Công chức được giao nhiệm vụ không phù hợp với chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch công chức đang giữ thì phải được chuyển ngạch cho phù hợp.
4. Không thực hiện nâng ngạch, nâng lương khi chuyển ngạch.

Theo đó, công chức được chuyển ngạch phải có đủ tiêu chuẩn chuyên môn, nghiệp vụ của ngạch được chuyển và phù hợp với nhiệm vụ, quyền hạn được giao.

Hướng dẫn tính mức phụ cấp theo mức lương cơ sở mới đối với công chức, viên chức?

Cách tính mức phụ cấp theo mức lương cơ sở mới đối với công chức, viên chức được quy định tại khoản 1 Điều 3 Thông tư 07/2024/TT-BNV như sau:

Căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP quy định mức lương cơ sở và chế độ tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang để tính mức lương, mức phụ cấp và mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu (nếu có) như công thức như sau:

Công thức tính mức phụ cấp theo mức lương cơ sở mới đối với công chức, viên chức kể từ ngày 01/7/2024 được xác định như sau:

- Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:

Mức phụ cấp

=

Mức lương cơ sở

x

Hệ số phụ cấp hiện hưởng

- Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có):

Mức phụ cấp

=

Mức lương

+

Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo

+

Mức phụ cấp thâm niên vượt khung

x

Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng

- Đối với các khoản phụ cấp quy định bằng mức tiền cụ thể thì giữ nguyên theo quy định hiện hành.

Lưu ý:

Theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Nghị định 73/2024/NĐ-CP thì kể từ ngày 01 tháng 7 năm 2024, mức lương cơ sở là 2.340.000 đồng/tháng.

Công chức, viên chức được hưởng phụ cấp theo mức lương cơ sở mới phải thuộc một trong các đối tượng theo quy định tại khoản 1 Điều 2 Nghị định 73/2024/NĐ-CP cụ thể như sau:

(1) Cán bộ, công chức từ trung ương đến cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019;

(2) Cán bộ, công chức cấp xã quy định tại khoản 3 Điều 4 Luật Cán bộ, công chức 2008 được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019;

(3) Viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định tại Luật Viên chức 2010 được sửa đổi, bổ sung tại Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức 2019;

(4) Người làm các công việc theo chế độ hợp đồng lao động quy định tại Nghị định 111/2022/NĐ-CP thuộc trường hợp được áp dụng hoặc có thỏa thuận trong hợp đồng lao động áp dụng xếp lương theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP.

(5) Người làm việc trong chỉ tiêu biên chế tại các hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động theo quy định tại Nghị định 45/2010/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung tại Nghị định 33/2012/NĐ-CP;

(6) Sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng và lao động hợp đồng thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam;

(7) Sĩ quan, hạ sĩ quan hưởng lương, công nhân công an và lao động hợp đồng thuộc Công an nhân dân;

(8) Người làm việc trong tổ chức cơ yếu;

(9) Hạ sĩ quan và binh sĩ thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; hạ sĩ quan và chiến sĩ nghĩa vụ thuộc Công an nhân dân;

(10) Người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn và tổ dân phố.

Chuyển ngạch công chức
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Chuyển ngạch công chức có cần quyết định của cơ quan?
Pháp luật
Chuyển ngạch công chức là gì? Mẫu đơn đề nghị chuyển ngạch viên chức, công chức mới nhất? Chi tiết cách viết?
Pháp luật
Hình thức và thẩm quyền giải quyết khiếu nại quyết định liên quan đến cán bộ, công chức được quy định như thế nào?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Chuyển ngạch công chức
529 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Chuyển ngạch công chức

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Chuyển ngạch công chức

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào