Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp trong Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?
- Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp trong Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?
- Phó chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp trong Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
- Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp trong Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm như thế nào?
Căn cứ theo Điều 30 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định như sau:
Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm của Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp
1. Ban hành danh sách thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và quy chế hoạt động của Hội đồng; phê duyệt chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của Hội đồng, kết luận và các văn bản khác của Hội đồng;
2. Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và chịu trách nhiệm trước người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng về hoạt động của Hội đồng;
3. Chỉ đạo chung hoạt động của Hội đồng, Phó chủ tịch hội đồng, Cơ quan thường trực hội đồng và bộ phận Thư ký hội đồng; Điều hành, phân công nhiệm vụ cho các Phó chủ tịch và các Ủy viên hội đồng; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ đã giao;
4. Triệu tập, chủ trì các phiên họp của Hội đồng;
5. Đề xuất với người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng việc thay đổi cơ cấu thành viên Hội đồng;
6. Quản lý kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của Hội đồng theo quy định của pháp luật;
7. Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm khác do người có thẩm quyền thành lập Hội đồng giao.
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp trong Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm như sau:
- Ban hành danh sách thành viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và quy chế hoạt động của Hội đồng; phê duyệt chương trình, kế hoạch hoạt động hàng năm của Hội đồng, kết luận và các văn bản khác của Hội đồng;
- Tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật và chịu trách nhiệm trước người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng về hoạt động của Hội đồng;
- Chỉ đạo chung hoạt động của Hội đồng, Phó chủ tịch hội đồng, Cơ quan thường trực hội đồng và bộ phận Thư ký hội đồng; Điều hành, phân công nhiệm vụ cho các Phó chủ tịch và các Ủy viên hội đồng; đôn đốc, kiểm tra việc thực hiện các nhiệm vụ đã giao;
- Triệu tập, chủ trì các phiên họp của Hội đồng;
- Đề xuất với người có thẩm quyền quyết định thành lập Hội đồng việc thay đổi cơ cấu thành viên Hội đồng;
- Quản lý kinh phí, cơ sở vật chất, phương tiện làm việc của Hội đồng theo quy định của pháp luật;
- Nhiệm vụ, quyền hạn và trách nhiệm khác do người có thẩm quyền thành lập Hội đồng giao.
Phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp trong Bộ Quốc phòng
(Hình từ Internet)
Phó chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp trong Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ và quyền hạn như thế nào?
Tại Điều 31 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định cụ thể:
Nhiệm vụ, quyền hạn của Phó chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp
1. Thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch hội đồng phân công; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch hội đồng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Trong trường hợp Chủ tịch hội đồng không thể chủ trì phiên họp của Hội đồng, Phó chủ tịch thường trực hội đồng hoặc Phó chủ tịch hội đồng được Chủ tịch hội đồng ủy quyền thực hiện chủ trì phiên họp của Hội đồng;
2. Đôn đốc các Ủy viên hội đồng tổ chức triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng;
3. Thực hiện các công việc khác do Chủ tịch hội đồng giao.
Theo đó, Phó chủ tịch Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp trong Bộ Quốc phòng có nhiệm vụ và quyền hạn như sau:
- Thực hiện các nhiệm vụ được Chủ tịch hội đồng phân công; chịu trách nhiệm trước Chủ tịch hội đồng và trước pháp luật về việc thực hiện các nhiệm vụ được phân công. Trong trường hợp Chủ tịch hội đồng không thể chủ trì phiên họp của Hội đồng, Phó chủ tịch thường trực hội đồng hoặc Phó chủ tịch hội đồng được Chủ tịch hội đồng ủy quyền thực hiện chủ trì phiên họp của Hội đồng;
- Đôn đốc các Ủy viên hội đồng tổ chức triển khai công tác phổ biến, giáo dục pháp luật theo chương trình, kế hoạch hoạt động của Hội đồng;
- Thực hiện các công việc khác do Chủ tịch hội đồng giao.
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy viên Hội đồng Phối hợp phổ biến, giáo dục pháp luật các cấp trong Bộ Quốc phòng được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 32 Thông tư 42/2016/TT-BQP quy định như sau:
- Tham gia đầy đủ các hoạt động của Hội đồng; thực hiện các nhiệm vụ được phân công và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch hội đồng về việc thực hiện nhiệm vụ. Ý kiến của Ủy viên hội đồng là ý kiến chính thức của cơ quan, đơn vị nơi Ủy viên hội đồng công tác;
- Báo cáo bằng văn bản với Chủ tịch hội đồng khi có sự thuyên chuyển công tác làm thay đổi tư cách Ủy viên hội đồng;
- Ủy viên hội đồng được cung cấp thông tin, tài liệu liên quan đến hoạt động của Hội đồng;
- Thực hiện các nhiệm vụ khác được Chủ tịch, Phó chủ tịch hội đồng giao.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 05 Nguyên tắc chung khi đánh giá phân loại phim 18+ theo Thông tư 05? Chi tiết nội dung tiêu chí phân loại phim 18+?
- Trong hoạt động xây dựng, chủ nhiệm được hiểu như thế nào? Trách nhiệm cử người có đủ điều kiện năng lực để làm chủ nhiệm khảo sát xây dựng?
- WHO là gì? Thành viên của WHO có bao nhiêu nước? WHO là viết tắt của từ gì? Hợp tác quốc tế trong khám chữa bệnh?
- Đình chỉ kinh doanh dịch vụ tư vấn du học trong trường hợp nào? Điều kiện kinh doanh dịch vụ tư vấn du học ra sao?
- Ngày 24 tháng 1 là ngày gì? 24 tháng 1 2025 dương lịch là ngày bao nhiêu âm? 24 tháng 1 năm 2025 là thứ mấy?