Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã là ai? Tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã?
Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã là ai?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 9 Nghị định 33/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã là lãnh đạo, chỉ đạo hoạt động của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã thay mặt Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã giữ mối liên hệ với Ủy ban nhân dân, các cơ quan nhà nước, Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức thành viên của Mặt trận Tổ Quốc Việt Nam cùng cấp, các tổ chức xã hội khác và công dân. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật, quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân và các nhiệm vụ, cụ thể sau:
(1) Chủ trì xây dựng quy chế làm việc, nội dung, kế hoạch công tác hàng năm, quý, tháng của Hội đồng nhân dân cấp xã;
(2) Phân công công việc trong Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã;
(3) Chỉ đạo xây dựng và phê duyệt kế hoạch công tác năm, quý, tháng của Thường trực Hội đồng nhân dân và các Ban của Hội đồng nhân dân cấp xã;
(4) Kiểm tra, đôn đốc, điều phối hoạt động của các thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã trong việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác;
(5) Theo dõi, đánh giá việc thực hiện chương trình, kế hoạch công tác của từng thành viên Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã;
(6) Trực tiếp chỉ đạo việc thực hiện các nghị quyết, kết luận của Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã và các cơ quan nhà nước cấp trên;
(7) Ký các văn bản theo quy định và theo quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân cấp xã;
(8) Định kỳ báo cáo tình hình hoạt động của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã với cấp trên;
(9) Chỉ đạo sơ kết, tổng kết công tác hàng năm, 6 tháng, quý, tháng theo quy định;
(10) Là đại diện của Hội đồng nhân dân, Thường trực Hội đồng nhân dân cấp xã trong mối quan hệ công tác với các cơ quan ở cấp xã và cấp trên; ủy nhiệm Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã thực hiện các nhiệm vụ khi vắng mặt tại cơ quan theo quy chế làm việc của Hội đồng nhân dân cấp xã;
(11) Chịu trách nhiệm về việc sử dụng tài chính, tài sản được cấp có thẩm quyền giao cho Hội đồng nhân dân cấp xã theo quy định;
(12) Triệu tập và chủ tọa các kỳ họp, hội nghị, cuộc họp định kỳ, đột xuất;
(13) Các nhiệm vụ khác theo quy định của Đảng, của pháp luật có liên quan và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã là ai? Tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã? (Hình từ Internet)
Tiêu chuẩn để trở thành Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 8 Nghị định 33/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Tiêu chuẩn của từng chức vụ cán bộ cấp xã
...
3. Chủ tịch, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân; Chủ tịch, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân:
a) Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ;
b) Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
c) Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định này thì thực hiện theo quy định của luật đó;
d) Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên;
đ) Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, của pháp luật có liên quan, quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
4. Ủy ban nhân dân cấp tỉnh quy định cụ thể tiêu chuẩn trình độ chuyên môn, nghiệp vụ từ trung cấp trở lên đối với cán bộ cấp xã làm việc tại các xã, phường, thị trấn thuộc địa bàn miền núi, vùng cao, biên giới, hải đảo, xã đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn.
...
Theo đó, để trở thành Chủ tịch Hội đồng nhân dân cấp xã thì cần phải đạt được những tiêu chuẩn cụ thể sau đây:
- Độ tuổi: Khi tham gia giữ chức vụ lần đầu phải đủ tuổi công tác ít nhất trọn 01 nhiệm kỳ (60 tháng), trường hợp đặc biệt theo quyết định của cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ;
- Trình độ giáo dục phổ thông: Tốt nghiệp trung học phổ thông;
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Tốt nghiệp đại học trở lên. Trường hợp luật có quy định khác với quy định tại Nghị định 33/2023/NĐ-CP thì thực hiện theo quy định của luật đó;
- Trình độ lý luận chính trị: Tốt nghiệp trung cấp hoặc tương đương trở lên;
- Các tiêu chuẩn khác theo quy định của Luật Tổ chức chính quyền địa phương, của pháp luật có liên quan, quy định của Đảng và cơ quan có thẩm quyền quản lý cán bộ.
Bộ Nội vụ có nhiệm vụ và quyền hạn thế nào đối với việc quản lý cán bộ, công chức cấp xã?
Căn cứ theo khoản 1 Điều 32 Nghị định 33/2023/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, Bộ Nội vụ có nhiệm vụ và quyền hạn đối với việc quản lý cán bộ, công chức cấp xã bao gồm:
- Trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ ban hành các quy định về cán bộ, công chức cấp xã;
- Hướng dẫn thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về cán bộ, công chức cấp xã;
- Thanh tra, kiểm tra đối với Ủy ban nhân dân các cấp và đối với cán bộ, công chức trong việc thực hiện các quy định của pháp luật về cán bộ, công chức cấp xã;
- Thống kê, tổng hợp số lượng, chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức cấp xã trên phạm vi toàn quốc.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- 5 Mẫu đoạn văn trình bày suy nghĩ của em về hiện tượng hút thuốc lá điện tử? Học sinh trung học cơ sở được hút thuốc lá điện tử không?
- Sáp nhập tỉnh: 5 Điều kiện cần phải đảm bảo cho việc sáp nhập tỉnh gồm những nội dung gì? Nguyên tắc tổ chức và hoạt động sau sáp nhập?
- Biên chế cán bộ, công chức, viên chức cấp tỉnh, xã sau sáp nhập theo Quyết định 759? Quy mô dân số sáp nhập tỉnh ra sao?
- Lời nhận xét môn Toán lớp 5 giữa kỳ 2 theo Thông tư 27? Mẫu lời nhận xét môn Toán lớp 5 giữa kỳ 2 chi tiết?
- Tổ chức kiểm tra hoạt động đấu thầu được tiến hành độc lập nhưng phải đảm bảo gì? Kế hoạch kiểm tra hoạt động đấu thầu định kỳ bao gồm nội dung gì?