Chẩn đoán lâm sàng của gà bị bệnh viêm phổi hóa mủ do vi khuẩn ORT dựa trên những triệu chứng nào?
Chẩn đoán lâm sàng của gà bị bệnh viêm phổi hóa mủ do vi khuẩn ORT dựa trên những triệu chứng nào?
Căn cứ tại tiểu mục 6.1 và tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-53:2022 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 53: Bệnh viêm phổi hóa mủ do vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale ở gà có nêu như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
6.1 Đặc điểm dịch tễ
- Bệnh có thể gặp trên gà và một số loại gia cầm ở mọi lứa tuổi. Gà thịt thường mắc ở khoảng từ 3 đến 6 tuần tuổi; gà hậu bị, gà đẻ và gà giống thường mắc từ tuần tuổi thứ 6 và trong suốt quá trình đẻ trứng. Bệnh viêm phổi hóa mủ còn được thấy ở gà tây, vịt, ngan, ngỗng, chim bồ câu, chim cút, đà điểu, quạ, mòng biển;
- Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng xuất hiện nhiều vào mùa đông, mùa xuân và thời điểm giao mùa;
- Bệnh lây trực tiếp từ con ốm sang con khỏe qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua thức ăn nước uống, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển...
- Tỷ lệ ốm của con vật bị nhiễm ORT gây bệnh viêm phổi hóa mủ cao, từ 50 % đến 100 %;
- Tỷ lệ chết của con vật bị mắc bệnh viêm phổi hóa mủ không cao, khoảng 5 % đến 20 %.
6.2 Triệu chứng lâm sàng
Bệnh xảy ra không ồ ạt, mà ở từng ô chuồng. Gà chủ yếu mắc ở thể cấp tính, ủ bệnh từ 1 ngày đến 3 ngày thì xuất hiện triệu chứng:
- Lúc đầu gà thở khò khè, đôi lúc hắt hơi, vẩy mỏ;
- Có trường hợp gà chết nhanh, xác gà vẫn béo và chết trong trạng thái nằm ngửa;
- Sau 1 ngày đến 2 ngày tiếp theo, gà ủ rũ, khó thở tăng lên, há mỏ rướn cổ thở, ngáp gió, ho, lắc đầu, vảy mỏ, khẹc..
- Gà giảm ăn, chảy nước mắt mũi, sưng mặt;
- Với gà đẻ, sản lượng trứng giảm, trứng bị đẻ non nhiều và trứng vỏ mỏng;
Bệnh có thể xảy ra ở thể mãn tính: gà còi cọc, chậm lớn.
...
Theo đó, bệnh viêm phổi hóa mủ do vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale thường tập trung ở gà và có thể được thấy ở gà tây, vịt, ngan, ngỗng, chim bồ câu, chim cút, đà điểu, quạ, mòng biển và một số loại gia cầm ở mọi lứa tuổi.
Gà thịt thường mắc ở khoảng từ 3 đến 6 tuần tuổi; gà hậu bị, gà đẻ và gà giống thường mắc từ tuần tuổi thứ 6 và trong suốt quá trình đẻ trứng.
Bệnh xảy ra quanh năm, nhưng xuất hiện nhiều vào mùa đông, mùa xuân và thời điểm giao mùa;
Bệnh lây trực tiếp từ con ốm sang con khỏe qua đường hô hấp hoặc gián tiếp qua thức ăn nước uống, dụng cụ chăn nuôi, vận chuyển...
Tỷ lệ nhiễm bệnh từ 50 % đến 100 % nhưng tỷ lệ chết không cao, khoảng 5 % đến 20 %.
Có thể chẩn đoán lâm sàng gà có bị bệnh viêm phổi hóa mủ hay không dựa trên một số triệu chứng sau:
- Thở khò khè, đôi lúc hắt hơi, vẩy mỏ
- Sau 1 ngày đến 2 ngày tiếp theo, ủ rũ, khó thở hơn, há mỏ rướn cổ thở, ngáp gió, ho, lắc đầu, vảy mỏ, khẹc.
- Giảm ăn, chảy nước mắt mũi, sưng mặt.
Chẩn đoán lâm sàng của gà bị bệnh viêm phổi hóa mủ do vi khuẩn ORT dựa trên những triệu chứng nào? (Hình từ Internet)
Phân biệt bệnh viêm phổi hóa mủ do vi khuẩn ORT như thế nào?
Theo tiểu mục 6.4 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-53:2022 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 53: Bệnh viêm phổi hóa mủ do vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale ở gà thì việc cẩn đoán phân biệt bệnh viêm phổi hóa mủ với các bệnh khác có cùng triệu chứng được thực hiện dựa trên các đặc điểm sau:
- Bệnh viêm phổi hóa mủ do vi khuẩn ORT: Gà bị ngạt thở, khó thở nhưng không thành chu kỳ. Tỷ lệ chết của bệnh thấp. Đặc trưng của bệnh là hình thành các cục bã đậu màu vàng, hình ống trong phổi và hai phế quản chính.
- Bệnh viêm thanh khí quản truyền nhiễm (bệnh ILT): Gà khó thở, ngạt thở theo chu kỳ. Khi khó thở, gà tím mào, há mồm rướn dài cổ và vẩy mỏ khạc ra đờm, có thể lẫn máu. Sau đó trở lại bình thường. Tỷ lệ chết của bệnh cao và nhanh. Bệnh tích đặc trưng của bệnh là có các cục bã đậu ở ngã 3 thanh khí quản, dần trôi xuống khí quản.
- Bệnh viêm phế quản truyền nhiễm (bệnh IB): Gà khó thở, thở khò khè nhưng không rướn cổ ngáp. Tỷ lệ của bệnh chết cao. Bệnh tích đặc trưng của bệnh là khí quản có dịch nhầy, xuất huyết nặng. Xem thêm TCVN 8400-24.
- Bệnh hen và bệnh hen ghép với vi khuẩn E. coli (bệnh CRD và CCRD): Gà thở khò khè, chảy nước mũi, nước mắt có bọt khí. Tỷ lệ chết của bệnh thấp. Bệnh tích đặc trưng của bệnh là có viêm tơ huyết ở xoang bụng, xoang bao tim và túi khí.
Gà có dấu hiệu bệnh tích gì khi bị bệnh viêm phổi hóa mủ do vi khuẩn ORT?
Theo tiểu mục 6.3 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-53:2022 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 53: Bệnh viêm phổi hóa mủ do vi khuẩn Ornithobacterium rhinotracheale ở gà thì dấu bệnh tích khi mắc bệnh viêm phổi hóa mủ gồm:
(1) Bệnh tích của bệnh viêm phổi hóa mủ do vi khuẩn ORT ở gà tập trung ở đường hô hấp như: Khí quản, màng phổi, phổi và các túi khí.
- Niêm mạc khí quản có thể xung huyết nhẹ. Từ minh quản xuống 2 phế quản và phổi, trong lòng ống bị viêm, có mủ hoặc bã đậu;
- Phổi bị viêm một bên hoặc cả hai bên, được bao bởi chất tiết keo dính giống như mủ. Trong phải có các cục mủ màu vàng hoặc có bã đậu hình ống.
- Túi khí bị viêm, dày lên, có chất tiết nhày màu trắng đục hoặc vàng đục, có lẫn bọt.
(2) Một số bệnh tích khác của bệnh còn được ghi nhận như: Ở da vùng đầu bị phù, viêm não, viêm tủy xương, viêm khớp, màng bao tim và cơ tim bị viêm, gan sưng, lách sưng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?