Cha, mẹ sát hại con cái để được hưởng bảo hiểm thì bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Cha, mẹ sát hại con cái để được hưởng bảo hiểm thì bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay?
Theo quy định tại Điều 123 Bộ luật Hình sự 2015 về Tội giết người được quy định như sau:
Tội giết người
1. Người nào giết người thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình:
a) Giết 02 người trở lên;
b) Giết người dưới 16 tuổi;
c) Giết phụ nữ mà biết là có thai;
d) Giết người đang thi hành công vụ hoặc vì lý do công vụ của nạn nhân;
đ) Giết ông, bà, cha, mẹ, người nuôi dưỡng, thầy giáo, cô giáo của mình;
e) Giết người mà liền trước đó hoặc ngay sau đó lại thực hiện một tội phạm rất nghiêm trọng hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng;
g) Để thực hiện hoặc che giấu tội phạm khác;
h) Để lấy bộ phận cơ thể của nạn nhân;
i) Thực hiện tội phạm một cách man rợ;
k) Bằng cách lợi dụng nghề nghiệp;
l) Bằng phương pháp có khả năng làm chết nhiều người;
m) Thuê giết người hoặc giết người thuê;
n) Có tính chất côn đồ;
o) Có tổ chức;
p) Tái phạm nguy hiểm;
q) Vì động cơ đê hèn.
2. Phạm tội không thuộc các trường hợp quy định tại khoản 1 Điều này, thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
...
Như vậy, trường hợp cha, mẹ sát hại con cái để được hưởng bảo hiểm nếu thuộc quy định tại khoản 1 nêu trên thì bị phạt tù từ 12 năm đến 20 năm, tù chung thân hoặc tử hình, nếu không thuộc khoản 1 nêu trên thì bị phạt tù từ 07 năm đến 15 năm.
Cha, mẹ sát hại con cái để được hưởng bảo hiểm thì bị xử phạt như thế nào theo quy định pháp luật hiện nay? (Hình từ Internet)
Sát hại con ruột có được tính là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ theo quy định tại Điều 52 Bộ luật Hình sự 2015 các tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự bao gồm:
- Phạm tội có tổ chức;
- Phạm tội có tính chất chuyên nghiệp;
- Lợi dụng chức vụ, quyền hạn để phạm tội;
- Phạm tội có tính chất côn đồ;
- Phạm tội vì động cơ đê hèn;
- Cố tình thực hiện tội phạm đến cùng;
- Phạm tội 02 lần trở lên;
- Tái phạm hoặc tái phạm nguy hiểm;
- Phạm tội đối với người dưới 16 tuổi, phụ nữ có thai, người đủ 70 tuổi trở lên;
- Phạm tội đối với người ở trong tình trạng không thể tự vệ được, người khuyết tật nặng hoặc khuyết tật đặc biệt nặng, người bị hạn chế khả năng nhận thức hoặc người lệ thuộc mình về mặt vật chất, tinh thần, công tác hoặc các mặt khác;
- Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, tình trạng khẩn cấp, thiên tai, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để phạm tội;
- Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt, tàn ác để phạm tội;
- Dùng thủ đoạn, phương tiện có khả năng gây nguy hại cho nhiều người để phạm tội;
- Xúi giục người dưới 18 tuổi phạm tội;
- Có hành động xảo quyệt hoặc hung hãn nhằm trốn tránh hoặc che giấu tội phạm.
Lưu ý: Các tình tiết đã được Bộ luật này quy định là dấu hiệu định tội hoặc định khung hình phạt thì không được coi là tình tiết tăng nặng.
Như vậy, chỉ những tình tiết được quy định tại điều này mới được xem là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự. Do đó, cha, mẹ sát hại con ruột không được tính là tình tiết tăng nặng trách nhiệm hình sự.
Những trường hợp nào được miễn trách nhiệm hình sự theo quy định pháp luật hiện nay?
Theo quy định tại Điều 29 Bộ luật Hình sự 2015, điểm a khoản 1 Điều 2 và điểm a khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 về căn cứ miễn trách nhiệm hình sự.
- Người phạm tội được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong những căn cứ sau đây:
+) Khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
+) Khi có quyết định đại xá.
- Người phạm tội có thể được miễn trách nhiệm hình sự khi có một trong các căn cứ sau đây:
+) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử do chuyển biến của tình hình mà người phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa;
+) Khi tiến hành điều tra, truy tố, xét xử, người phạm tội mắc bệnh hiểm nghèo dẫn đến không còn khả năng gây nguy hiểm cho xã hội nữa;
+) Trước khi hành vi phạm tội bị phát giác người phạm tội tự thú, khai rõ sự việc, góp phần có hiệu quả vào việc phát hiện và điều tra tội phạm, cố gắng hạn chế đến mức thấp nhất hậu quả của tội phạm và lập công lớn hoặc có cống hiến đặc biệt, được Nhà nước và xã hội thừa nhận.
- Người thực hiện tội phạm nghiêm trọng do vô ý hoặc tội phạm ít nghiêm trọng gây thiệt hại về tính mạng, sức khỏe, danh dự, nhân phẩm hoặc tài sản của người khác đã tự nguyện sửa chữa, bồi thường thiệt hại hoặc khắc phục hậu quả và được người bị hại hoặc người đại diện hợp pháp của người bị hại tự nguyện hòa giải và đề nghị miễn trách nhiệm hình sự, thì có thể được miễn trách nhiệm hình sự.
Như vậy, nếu người phạm tội thuộc một trong các trường hợp khi tiến hành điều tra, truy tố hoặc xét xử, do có sự thay đổi chính sách, pháp luật làm cho hành vi phạm tội không còn nguy hiểm cho xã hội nữa hoặc khi có quyết định đại xá quy định thì được miễn trách nhiệm hình sự.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Xe gắn máy được phân loại như thế nào? Xe gắn máy có vận tốc thiết kế bao nhiêu? Xe gắn máy được chở tối đa bao nhiêu người?
- Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo hôm nay 5 4 2025? Con số may mắn của 12 cung hoàng đạo ngày 5 4 2025?
- Trích lập dự phòng xử lý rủi ro đối với chứng khoán chưa được niêm yết trên Sở giao dịch chứng khoán được tính như thế nào?
- Con dấu của Kho bạc Nhà nước thuộc Bộ Tài chính hình gì? Bộ Tài chính có thực hiện chức năng quản lý ngân sách nhà nước không?
- Con số may mắn hôm nay 5 4 2025? 1 con số may mắn hôm nay 5 4 2025? Các con số may mắn tài lộc hôm nay theo 12 con giáp?