Cha mẹ áp đặt việc sử dụng biện pháp tránh thai như là trách nhiệm của con gái trong gia đình có thể bị xử phạt như thế nào?

Cha mẹ áp đặt việc sử dụng biện pháp tránh thai như là trách nhiệm của con gái trong gia đình có thể bị xử phạt như thế nào? Trách nhiệm của gia đình trong bình đẳng giới được quy định như thế nào? Trên đây là câu hỏi của chị Thanh Mai đến từ Quảng Ngãi.

Cha mẹ áp đặt việc sử dụng biện pháp tránh thai như là trách nhiệm của con gái trong gia đình có thể bị xử phạt như thế nào?

Căn cứ theo điểm b khoản 2 và khoản 5 Điều 13 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến gia đình
...
2. Phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Đe dọa dùng vũ lực hoặc uy hiếp tinh thần nhằm cản trở thành viên trong gia đình có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật tham gia định đoạt tài sản thuộc sở hữu chung của hộ gia đình vì lý do giới tính;
b) Áp đặt việc thực hiện lao động gia đình, sử dụng biện pháp tránh thai, triệt sản như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định.
...
5. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi công khai người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, 2 và 3 Điều này (trừ trường hợp người bị xâm phạm có đơn không yêu cầu);
b) Buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho người bị xâm phạm;
c) Buộc khôi phục quyền lợi hợp pháp của người bị xâm phạm đối với hành vi quy định tại khoản 1, điểm a khoản 2 và khoản 3 Điều này.

Theo đó, hành vi áp đặt việc sử dụng biện pháp tránh thai như là trách nhiệm của thành viên trong gia đình thuộc một giới nhất định là một trong những hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới liên quan đến gia đình.

Như vậy, hành vi áp đặt việc sử dụng biện pháp tránh thai như là trách nhiệm của con gái trong gia đình có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 7.000.000 đồng.

Đồng thời, buộc xin lỗi công khai con gái, trừ trường hợp người con có đơn không yêu cầu, buộc chịu mọi chi phí khám bệnh, chữa bệnh hợp lý đối với hành vi trên trong trường hợp gây thiệt hại về sức khỏe, tinh thần cho con và khôi phục quyền lợi hợp pháp của người này.

Lưu ý, tại khoản 1, khoản 2 Điều 5 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định mức phạt tiền tối đa đối với một hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực bình đẳng giới đối với cá nhân là 30.000.000 đồng.

Mức phạt tiền quy định đối với các hành vi trên được quy định áp dụng đối với cá nhân, trường hợp tổ chức có hành vi vi phạm hành chính như cá nhân thì mức phạt tiền bằng 02 lần mức phạt tiền đối với cá nhân.

áp đặt

Áp đặt việc sử dụng biện pháp tránh thai (Hình từ Internet)

Trách nhiệm của gia đình trong bình đẳng giới được quy định như thế nào?

Căn cứ theo Điều 33 Luật Bình đẳng giới 2006 quy định về trách nhiệm của gia đình như sau:

Trách nhiệm của gia đình
1. Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới.
2. Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình.
3. Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn.
4. Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.

Theo đó, gia đình có trách nhiệm:

- Tạo điều kiện cho các thành viên trong gia đình nâng cao nhận thức, hiểu biết và tham gia các hoạt động về bình đẳng giới.

- Giáo dục các thành viên có trách nhiệm chia sẻ và phân công hợp lý công việc gia đình.

- Chăm sóc sức khoẻ sinh sản và tạo điều kiện cho phụ nữ thực hiện làm mẹ an toàn.

- Đối xử công bằng, tạo cơ hội như nhau giữa con trai, con gái trong học tập, lao động và tham gia các hoạt động khác.

Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt cha mẹ áp đặt việc sử dụng biện pháp tránh thai như là trách nhiệm của con gái trong gia đình không?

Căn cứ theo khoản 2 Điều 15 Nghị định 125/2021/NĐ-CP quy định về thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp như sau:

Thẩm quyền xử phạt vi phạm hành chính của Chủ tịch Ủy ban nhân dân các cấp
...
2. Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có quyền:
a) Phạt cảnh cáo;
b) Phạt tiền đến 15.000.000 đồng;
c) Tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động có thời hạn;
d) Tịch thu tang vật, phương tiện vi phạm hành chính có giá trị không vượt quá 30.000.000 đồng;
đ) Áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả quy định tại khoản 3 Điều 4 Nghị định này.
...

Căn cứ theo quy định trên, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có các quyền nêu trên, trong đó có quyền phạt tiền đến 15.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả theo quy định nên việc cha mẹ cản trở không cho con trai thực hiện hoạt động tạo thu nhập vì lý do giới tính bị phạt tiền từ 3.000.000 đồng đến 5.000.000 đồng và áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả thì Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xử phạt.

Biện pháp tránh thai
Bình đẳng giới Tải về các quy định hiện hành liên quan đến Bình đẳng giới
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Thư viện nhà đất
Bố mẹ không tạo điều kiện cho con gái học tập có đúng không?
Pháp luật
Bài tuyên truyền về bình đẳng giới trong trường học năm 2024? Bài tuyên truyền về bình đẳng giới năm 2024 trường học?
Pháp luật
Thuyết trình về bình đẳng giới ngắn gọn năm 2024? Bài thuyết trình về bình đẳng giới trong giáo dục thế nào?
Pháp luật
Mẫu đoạn văn nghị luận về bình đẳng giới hay? Cách viết đoạn văn nghị luận về bình đẳng giới chi tiết? Chính sách của Nhà nước về bình đẳng giới hiện nay như thế nào?
Pháp luật
Thông điệp tuyên truyền hưởng ứng tháng hành động vì bình đẳng giới và phòng ngừa, ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới năm 2024?
Pháp luật
Theo Luật Bình đẳng giới 2006, nam, nữ được đối xử bình đẳng về bảo hiểm xã hội thuộc quyền bình đẳng trong lĩnh vực nào?
Pháp luật
Bình đẳng giới trong lao động là gì? Nếu vi phạm quy định về bình đẳng giới sẽ bị xử phạt như thế nào?
Pháp luật
Mẫu Báo cáo về lồng ghép vấn đề bình đẳng giới trong dự án, dự thảo văn bản quy phạm pháp luật theo nghị định 59/2024/NĐ-CP như thế nào?
Pháp luật
Xúi giục người khác thực hiện phong tục tập quán lạc hậu mang tính phân biệt đối xử về giới sẽ bị phạt bao nhiêu tiền?
Pháp luật
Luật Bình đẳng giới 2006 quy định gia đình có trách nhiệm như thế nào trong việc thực hiện và bảo đảm bình đẳng giới?
Pháp luật
Bình đẳng giới là gì? Đe dọa dùng vũ lực cản trở việc bổ nhiệm nữ vào vị trí quản lý có bị xử phạt vi phạm hành chính về bình đẳng giới không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Biện pháp tránh thai
2,393 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Biện pháp tránh thai Bình đẳng giới

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Biện pháp tránh thai Xem toàn bộ văn bản về Bình đẳng giới

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào