Cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng như thế nào? Nguyên tắc làm việc của Bộ quốc phòng được quy định ra sao?
Cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng như thế nào?
Căn cứ theo quy định tại khoản 2 Điều 3 Quy chế làm việc của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 52/2017/TT-BQP về cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng cụ thể như sau:
(1) Quyết định, chỉ đạo xây dựng, ban hành văn bản quy phạm pháp luật thuộc thẩm quyền hoặc trình cấp có thẩm quyền ban hành, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chính sách thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Quốc phòng hoặc đề xuất, xây dựng trình cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định; ban hành các văn bản hành chính theo thẩm quyền để thực hiện chức năng quản lý nhà nước đối với ngành, lĩnh vực được phân công; đề nghị cấp có thẩm quyền thí điểm thực hiện cơ chế, chính sách đối với những vấn đề cần thiết theo quy định, làm cơ sở cho việc điều chỉnh hoặc ban hành cơ chế, chính sách mới;
(2) Trực tiếp giải quyết công việc hoặc phân công Thứ trưởng giải quyết công việc trên cơ sở hồ sơ trình của cơ quan, đơn vị và được tổng hợp trong Phiếu trình giải quyết công việc của Văn phòng Bộ Quốc phòng. Trường hợp cần thiết, giải quyết công việc trực tiếp trên cơ sở hồ sơ của trên chuyển đến hoặc của cơ quan, đơn vị trình mà không nhất thiết phải có Phiếu trình giải quyết công việc của Văn phòng Bộ Quốc phòng;
(3) Triệu tập, chủ trì và quyết định các vấn đề đưa ra thảo luận tại phiên họp lãnh đạo Bộ; trường hợp cần thiết do tính chất quan trọng, cấp bách của công việc, trực tiếp chỉ đạo giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của chỉ huy cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ. Trực tiếp chủ trì hoặc phân công một Thứ trưởng thay mặt Bộ trưởng chủ trì họp, làm việc với chỉ huy cơ quan, đơn vị có liên quan để xem xét trước khi quyết định hoặc giao Chánh Văn phòng Bộ Quốc phòng chủ trì họp, làm việc với cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan để xử lý các vấn đề còn có ý kiến khác nhau trước khi trình Bộ trưởng xem xét, quyết định;
(4) Quyết định theo thẩm quyền hoặc trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định các vấn đề thuộc chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của Bộ Quốc phòng; không giải quyết công việc thuộc thẩm quyền của bộ, cơ quan nhà nước khác, trừ trường hợp theo chỉ đạo, ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ. Ủy quyền một Thứ trưởng hoặc chỉ huy cơ quan, đơn vị trình, báo cáo đề án, dự án, dự thảo văn bản của Bộ Quốc phòng trước Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ và các cơ quan nhà nước khác theo quy định;
(5) Giải quyết những công việc có nội dung quan trọng, cấp bách đã phân công cho Thứ trưởng hoặc thuộc phạm vi đã phân cấp cho chỉ huy các cơ quan, đơn vị; những việc liên quan đến các Thứ trưởng nhưng còn ý kiến khác nhau;
(6) Chỉ đạo việc hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra hoạt động của các ban, bộ, ngành, địa phương và các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ Quốc phòng trong thực hiện các quy định của pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước của Bộ Quốc phòng;
(7) Ủy quyền Tổng Tham mưu trưởng - Thứ trưởng Bộ Quốc phòng giải quyết các công việc trong thời gian Bộ trưởng vắng mặt. Phân công các Thứ trưởng theo dõi, chỉ đạo, giải quyết một số công việc thuộc thẩm quyền giải quyết của Bộ Quốc phòng; trường hợp công việc phát sinh không thuộc phạm vi đã phân công cho các Thứ trưởng, thì Bộ trưởng giao cho một Thứ trưởng chịu trách nhiệm giải quyết; phân cấp cho chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ Quốc phòng giải quyết một số công việc theo quy định của pháp luật và phù hợp với điều kiện, khả năng của cơ quan, đơn vị;
(8) Thành lập các tổ chức phối hợp liên ngành để chỉ đạo đối với một số vấn đề phức tạp, quan trọng liên quan đến nhiều ngành, lĩnh vực và phải xử lý trong thời gian dài. Đối với những vấn đề vượt thẩm quyền hoặc tuy đúng thẩm quyền nhưng nội dung quan trọng, phức tạp, có tính liên ngành, thì phối hợp với Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ có liên quan để hoàn chỉnh hồ sơ trình Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định;
(9) Tham gia ý kiến tại các cuộc họp, buổi làm việc hoặc trả lời ý kiến bằng văn bản về các vấn đề liên quan đến chức năng, nhiệm vụ thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân có liên quan;
(10) Ngoài các cách thức trên, tùy tính chất từng công việc, Bộ trưởng giải quyết bằng các cách thức khác theo quy định của pháp luật.
Cách thức giải quyết công việc của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng như thế nào? (Hình từ Internet)
Nguyên tắc làm việc của Bộ quốc phòng được quy định ra sao?
Nguyên tắc làm việc của Bộ quốc phòng được quy định tại Điều 2 Quy chế làm việc của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 52/2017/TT-BQP bao gồm 5 nguyên tắc sau:
(1) Làm việc theo chế độ thủ trưởng, bảo đảm sự lãnh đạo của Đảng, tuân thủ quy định của Hiến pháp, pháp luật.
(2) Khi giao nhiệm vụ, lãnh đạo Bộ chỉ giao đến đầu mối cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ; trong trường hợp cần thiết, giao nhiệm vụ đến cấp dưới của cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ, lãnh đạo cơ quan, đơn vị được giao nhiệm vụ phải có trách nhiệm báo cáo cấp trên trực tiếp. Chỉ huy, người đứng đầu cơ quan, đơn vị (sau đây gọi chung là chỉ huy) chịu trách nhiệm cá nhân đối với nhiệm vụ thuộc chức năng quản lý và nhiệm vụ được giao. Mỗi nhiệm vụ chỉ giao cho một người chủ trì và chịu trách nhiệm.
(3) Chủ động giải quyết công việc đúng phạm vi, thẩm quyền được phân công, đúng trình tự, thủ tục, thời gian theo quy định của pháp luật và Quy chế làm việc, chương trình, kế hoạch công tác của Bộ Quốc phòng. Bảo đảm yêu cầu phối hợp công tác, trao đổi thông tin trong giải quyết công việc và trong mọi hoạt động theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được quy định.
(4) Thực hiện phân cấp, ủy quyền hợp lý cho cơ quan, đơn vị theo quy định của pháp luật, bảo đảm sự quản lý thống nhất của Bộ Quốc phòng; phát huy tính chủ động, trách nhiệm, sáng tạo của cơ quan, đơn vị trong việc thực hiện các nhiệm vụ quản lý nhà nước.
(5) Cấp dưới phục tùng sự chỉ đạo của cấp trên. Bảo đảm tập trung, dân chủ, minh bạch; mọi nhiệm vụ được giao phải được thực hiện nhanh chóng, hiệu quả. Khi tiếp xúc, làm việc với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước bảo đảm văn minh, lịch sự, chuyên nghiệp.
Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng là gì?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Quy chế làm việc của Bộ Quốc phòng ban hành kèm theo Thông tư 52/2017/TT-BQP về Trách nhiệm, phạm vi giải quyết công việc của Thứ trưởng Bộ Quốc phòng bao gồm:
- Chịu trách nhiệm cao nhất trước Bộ trưởng đối với lĩnh vực được phân công hoặc công việc được giao;
- Chủ động chỉ đạo, giải quyết công việc theo phân công của Bộ trưởng; sử dụng quyền hạn của Bộ trưởng khi giải quyết các công việc thuộc lĩnh vực được phân công. Đối với những vấn đề lớn, quan trọng, nhạy cảm liên quan đến nhiệm vụ của nhiều cơ quan, đơn vị hoặc phát sinh những vấn đề mới phải kịp thời báo cáo Bộ trưởng ký văn bản hoặc cho ý kiến chỉ đạo;
- Khi Bộ trưởng điều chỉnh phân công công việc giữa các Thứ trưởng thì các Thứ trưởng phải bàn giao đầy đủ, cụ thể nội dung công việc, hồ sơ, tài liệu có liên quan và báo cáo Bộ trưởng;
- Chỉ đạo việc thực hiện quản lý nhà nước về lĩnh vực quốc phòng, xây dựng văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược quốc phòng, chiến lược quân sự, quy hoạch, kế hoạch phòng thủ đất nước, đề án, dự án và các văn bản quản lý khác thuộc phạm vi được Bộ trưởng phân công;
- Chủ trì giúp Bộ trưởng phối hợp hướng dẫn, thanh tra, kiểm tra, đôn đốc các ban, bộ, ngành, địa phương trong việc thực hiện pháp luật về lĩnh vực quốc phòng; nếu phát hiện các ban, bộ, ngành, địa phương ban hành văn bản hoặc có các việc làm trái pháp luật liên quan đến lĩnh vực quốc phòng thì thay mặt Bộ trưởng kiến nghị cấp có thẩm quyền bãi bỏ, đình chỉ, ngưng hiệu lực thi hành theo quy định của pháp luật;
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ trong việc thực hiện chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, chỉ thị, mệnh lệnh và kế hoạch công tác của Bộ trưởng Bộ Quốc phòng thuộc lĩnh vực phụ trách, phát hiện và đề xuất những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung. Trường hợp phát hiện các cơ quan, đơn vị thuộc Bộ ban hành văn bản hoặc làm những việc trái với pháp luật của Nhà nước, quy định của Bộ Quốc phòng thì đình chỉ, ngưng hiệu lực thi hành văn bản, việc làm đó và chỉ đạo sửa đổi, bổ sung, khắc phục hậu quả, xử lý theo quy định của pháp luật và Bộ Quốc phòng;
- Khi giải quyết công việc được phân công, nếu có vấn đề liên quan đến lĩnh vực do Thứ trưởng khác phụ trách thì chủ động phối hợp với Thứ trưởng đó để giải quyết; trường hợp còn có ý kiến khác nhau, thì Thứ trưởng đang chủ trì giải quyết công việc đó báo cáo Bộ trưởng quyết định. Đối với những vấn đề thuộc về chủ trương, mà nội dung chưa được quy định hoặc những vấn đề nhạy cảm dễ gây tác động đến tình hình an ninh, chính trị, kinh tế - xã hội của đất nước, hoạt động của Bộ hoặc việc ký kết điều ước quốc tế và những vấn đề quan trọng khác thì Thứ trưởng chủ trì giải quyết công việc có trách nhiệm báo cáo Bộ trưởng;
- Giải quyết các vấn đề liên ngành mà chỉ huy các cơ quan, đơn vị trực thuộc Bộ không thống nhất được ý kiến. Theo dõi, chỉ đạo công tác tổ chức, nghiệp vụ chuyên môn, xây dựng và xử lý những vấn đề nội bộ thuộc cơ quan được Bộ trưởng phân công;
- Giúp Bộ trưởng giải quyết khiếu nại, tố cáo theo quy định của pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Đoạn văn kể lại một nhân vật trong một bộ phim hoạt hình? Phim hoạt hình có được bảo hộ quyền tác giả không?
- Bài tuyên truyền Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 22 5? Ngày Quốc tế đa dạng sinh học 22 5 có phải là ngày lễ lớn?
- Cấp bậc quân hàm trong Quân đội nhân dân Việt Nam năm 2025? Tổng hợp cấp bậc trong quân đội cập nhật năm 2025?
- Các bài hát về ngày Quốc tế thiếu nhi 1 6? Có được nghỉ làm việc hưởng nguyên lương ngày Quốc tế thiếu nhi không?
- Bài phát biểu Tổng kết năm học của phụ huynh học sinh hay ý nghĩa? Mục tiêu của giáo dục phổ thông là gì?