Các thủ tục hành chính liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do ai hướng dẫn thực hiện?
Các thủ tục hành chính liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư do ai hướng dẫn thực hiện?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 3 Luật Căn cước 2023 có giải thích định nghĩa của Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:
Giải thích từ ngữ
...
6. Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư là cơ sở dữ liệu dùng chung, tập hợp thông tin của công dân Việt Nam, người gốc Việt Nam chưa xác định được quốc tịch được số hóa, chuẩn hóa, lưu trữ, quản lý bằng cơ sở hạ tầng thông tin để phục vụ quản lý nhà nước và giao dịch của cơ quan, tổ chức, cá nhân.
...
Đồng thời, tại Điều 6 Luật Căn cước 2023 có quy định về trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước như sau:
Trách nhiệm của cơ quan quản lý căn cước
1. Thu thập, cập nhật, điều chỉnh thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước đầy đủ, chính xác, kịp thời.
2. Niêm yết công khai và hướng dẫn các thủ tục hành chính liên quan đến căn cước, Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và Cơ sở dữ liệu căn cước theo quy định của pháp luật.
3. Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, Cơ sở dữ liệu căn cước, hệ thống định danh và xác thực điện tử.
4. Cung cấp đầy đủ, chính xác, kịp thời thông tin, tài liệu về người dân khi được cơ quan, tổ chức, cá nhân yêu cầu theo quy định của pháp luật.
5. Cấp, quản lý căn cước điện tử; cấp, cấp đổi, cấp lại, thu hồi thẻ căn cước, giấy chứng nhận căn cước theo quy định của Luật này.
6. Quản lý về định danh và xác thực điện tử.
7. Giải quyết khiếu nại, tố cáo và xử lý vi phạm pháp luật về căn cước theo quy định của pháp luật.
Như vậy, cơ quan quản lý căn cước có trách nhiệm niêm yết công khai và hướng dẫn thực hiện các thủ tục hành chính liên quan đến Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư.
Có thể khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua ứng dụng nào?
Căn cứ theo khoản 5 Điều 10 Luật Căn cước 2023 quy định như sau:
Thu thập, cập nhật, điều chỉnh, quản lý, kết nối, chia sẻ, khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư
...
5. Phương thức khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư bao gồm:
a) Kết nối, chia sẻ trực tiếp giữa cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu khác, trung tâm dữ liệu quốc gia với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc theo các phương thức khác của Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam;
b) Cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an;
c) Văn bản cung cấp thông tin;
d) Ứng dụng định danh quốc gia;
đ) Nền tảng định danh và xác thực điện tử;
e) Phương thức khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
6. Cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội được khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của cơ quan, tổ chức đó.
Như vậy, người dân có thể khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua ứng dụng định danh quốc gia.
Đồng thời, có thể khai thác thông tin trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thông qua:
- Kết nối, chia sẻ trực tiếp giữa cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu khác, trung tâm dữ liệu quốc gia với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hoặc theo các phương thức khác của Khung kiến trúc Chính phủ điện tử Việt Nam;
- Cổng dịch vụ công quốc gia, cổng dịch vụ công Bộ Công an;
- Văn bản cung cấp thông tin;
- Nền tảng định danh và xác thực điện tử;
- Phương thức khác do Thủ tướng Chính phủ quyết định.
06 yêu cầu trong hoạt động xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hiện nay?
Căn cứ theo Điều 8 Luật Căn cước 2023 quy định về yêu cầu trong hoạt động xây dựng và quản lý Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư như sau:
(1) Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng và quản lý tập trung, thống nhất tại cơ quan quản lý căn cước của Bộ Công an.
(2) Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư được xây dựng theo tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật công nghệ thông tin, định mức kinh tế - kỹ thuật, bảo đảm hoạt động ổn định, liên tục.
(3) Bảo đảm an ninh, an toàn thông tin, bảo vệ dữ liệu cá nhân, thuận lợi cho việc thu thập, cập nhật, điều chỉnh, khai thác, sử dụng.
(4) Bảo đảm kết nối, chia sẻ với các cơ sở dữ liệu quốc gia, cơ sở dữ liệu chuyên ngành, cơ sở dữ liệu khác, trung tâm dữ liệu quốc gia và cổng dịch vụ công, hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính.
(5) Bảo đảm quyền khai thác thông tin của cơ quan, tổ chức, cá nhân theo quy định của pháp luật.
(6) Bảo đảm lưu trữ đầy đủ thông tin của người dân trong các lần thu thập, cập nhật, điều chỉnh trong cơ sở dữ liệu.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Biên tập viên hạng 1 lĩnh vực xuất bản chỉ đạo việc phối hợp giữa biên tập viên các bộ phận nào để bản thảo đi in đạt yêu cầu chất lượng xuất bản phẩm?
- Quán net được mở đến mấy giờ? Quán net không được hoạt động từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau đúng không?
- Thành viên trong nhóm người sử dụng đất muốn chuyển nhượng đối với phần quyền sử dụng đất của mình thì xử lý như thế nào?
- Kinh phí khuyến công quốc gia đảm bảo chi cho những hoạt động khuyến công do cơ quan nào thực hiện?
- Người nộp thuế có được yêu cầu cơ quan quản lý thuế xác nhận việc thực hiện nghĩa vụ nộp thuế của mình không?