Các thiết bị và dụng cụ có trong phòng thử nghiệm vi sinh vật trong thực phẩm bao gồm những loại nào?
- Yêu cầu chung đối với các loại thiết bị, dụng cụ trong phòng thử nghiệm vi sinh vật trong thực phẩm được quy định thế nào?
- Các thiết bị và dụng cụ có trong phòng thử nghiệm vi sinh vật trong thực phẩm bao gồm những loại nào?
- Yêu cầu về tiệt trùng trong phòng thử nghiệm vi sinh vật thực phẩm thế nào?
Yêu cầu chung đối với các loại thiết bị, dụng cụ trong phòng thử nghiệm vi sinh vật trong thực phẩm được quy định thế nào?
Về yêu cầu chung đối với các thiết bị, dụng cụ trong phòng thử nghiệm vi sinh vật thực phẩm được quy định tại tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6404:2016 (ISO 7218:2007 with amendment 1:2013) như sau:
Thiết bị và dụng cụ
5.1 Yêu cầu chung
Theo thực hành tốt phòng thử nghiệm, tất cả các thiết bị, dụng cụ cần được giữ sạch và trong tình trạng hoạt động tốt. Trước khi sử dụng, thiết bị và dụng cụ cần được kiểm tra sao cho phù hợp với mục đích đã định và hiệu năng của thiết bị được theo dõi trong suốt quá trình sử dụng, khi thích hợp.
Khi cần, thiết bị và các dụng cụ kiểm tra phải được hiệu chuẩn theo các tiêu chuẩn quốc gia, và việc hiệu chuẩn lại, các lần kiểm tra trung gian, các quy trình kiểm tra và kết quả phải được ghi lại thành văn bản.
Thiết bị phải được kiểm tra và được bảo dưỡng thường xuyên để đảm bảo an toàn và phù hợp với mục đích sử dụng. Thiết bị cần được kiểm tra theo các điều kiện làm việc và độ chính xác yêu cầu của kết quả.
Tần suất hiệu chuẩn và kiểm tra xác nhận của từng hạng mục thiết bị trong hầu hết các trường hợp, không quy định trong tiêu chuẩn này, mà do từng phòng thử nghiệm xác định, tùy thuộc vào loại thiết bị và mức độ hoạt động và theo hướng dẫn của nhà sản xuất. Trong một số ít trường hợp, tần suất này được quy định, nếu cần.
Thiết bị và dụng cụ phải được bố trí vá lắp đặt để thuận tiện cho việc vận hành và dễ dàng bảo dưỡng, vệ sinh, khử trùng và hiệu chuẩn...
Mọi độ không đảm bảo đo được nêu trong điều này đều liên quan đến thiết bị, dụng cụ và không phải cho toàn bộ phương pháp phân tích.
Trong điều này, các yêu cầu về độ chính xác của thiết bị đo được đưa ra dựa trên dung sai thực tế cần thiết để chứng minh giới hạn phù hợp của thiết bị được sử dụng thường xuyên. Độ chính xác quy định có liên quan đến độ không đảm bảo về đo lường của thiết bị (xem ISO/IEC Guide 99).
Đối với thiết bị kiểm soát nhiệt độ, kiểm tra độ ổn định và độ đồng đều của nhiệt độ trước khi sử dụng lần đầu và sau bất kỳ lần sửa chữa hoặc thay đổi nào mà có thể ảnh hưởng đến việc kiểm soát nhiệt độ.
Theo đó các thiết bị, dụng cụ trong phòng thử nghiệm vi sinh vật thực phẩm phải đáp ứng về các yêu cầu chung như trên.
Các thiết bị và dụng cụ có trong phòng thử nghiệm vi sinh vật trong thực thẩm bao gồm những loại nào? (Hình từ Internet)
Các thiết bị và dụng cụ có trong phòng thử nghiệm vi sinh vật trong thực phẩm bao gồm những loại nào?
Tại Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6404:2016 quy định có các loại thiết bị, dụng cụ phải có trong phòng thử nghiệm vi sinh vật thực phẩm gồm:
- Tủ an toàn
Tủ an toàn là buồng làm việc có dòng không khí thổi theo chiều ngang hoặc theo chiều dọc để loại bỏ bụi và các chất dạng hạt khác, ví dụ như loại bỏ vi khuẩn ra khỏi không khí.
- Cân và các bộ pha loãng theo trọng lượng
Cân chủ yếu được sử dụng để cân phần mẫu thử cần kiểm tra và cân các thành phần của môi trường nuôi cấy và thuốc thử. Ngoài ra, cân có thể được sử dụng để đo các thể tích dịch pha loãng theo khối lượng.
Các bộ pha loãng theo trọng lượng là các dụng cụ điện tử gồm có cân và các bộ phân phối chất lỏng có lên chương trình và được sử dụng trong quá trình chuẩn bị các huyền phù mẫu ban đầu; chúng được sử dụng để bổ sung chất pha loãng vào mẫu con theo một tỷ lệ nhất định.
- Bộ đồng hóa, máy nghiền trộn và máy trộn
Các thiết bị này được sử dụng để chuẩn bị huyền phù ban đầu từ mẫu thử nghiệm.
- Máy đo pH
Máy đo pH được sử dụng để đo chênh lệch điện thế, tại nhiệt độ xác định, giữa một điện cực đo và một điện cực so sánh, cả hai điện cực được đưa vào sản phẩm.
- Nồi hấp áp lực
- Bộ phận chuẩn bị môi trường
Bộ phận chuẩn bị môi trường được thiết kế chủ yếu để khử trùng các khối lượng lớn môi trường (trên 1 lít).
- Tủ ấm
Tủ ấm bao gồm một buồng cách nhiệt để duy trì nhiệt độ ổn định và phân bố đồng đều/có tính đến dung sai nhiệt độ tối đa cho phép, quy định trong phương pháp thử nghiệm.
- Tủ lạnh, phòng bảo quản lạnh
Có các khoang cho phép duy trì việc làm lạnh.
- Tủ đông lạnh và tủ đông lạnh sâu
Tủ đông lạnh là buồng bảo quản sản phẩm ở trạng thái đông lạnh.
- Bể ổn nhiệt
Bể ổn nhiệt, được đổ đầy chất lỏng (nước, etylen glycol v.v...), có hoặc không có nắp đậy hoặc thiết bị khác để hạn chế sự bay hơi, cần duy trì nhiệt độ quy định.
- Nồi hấp, bao gồm cả nồi cách thủy đun sôi
Nồi hấp và nồi cách thủy đun sôi gồm có bộ phận gia nhiệt được, để ngập trong nước, đựng trong một bình có nắp đậy kín.
- Tủ sấy tiệt trùng
Tủ sấy tiệt trùng là buồng có khả năng duy trì nhiệt độ 160 °C đến 180 °C để tiêu diệt các vi sinh vật bằng nhiệt khô.
- Lò vi sóng
Lò vi sóng là thiết bị để gia nhiệt các sản phẩm bằng năng lượng vi sóng ở áp suất khí quyển.
- Máy rửa dụng cụ thủy tinh
Máy rửa dụng cụ thủy tinh của phòng thử nghiệm là các máy rửa được kiểm soát bằng điện, có thể được lập trình cho các chu trình rửa và tráng khác nhau
- Kính hiển vi quang học
Có một số loại kính hiển vi khác nhau: một mắt, hai mắt có bộ phận hiển thị quan sát được, có camera hoặc dụng cụ huỳnh quang, v.v... và có nguồn ánh sáng bên trong hoặc bên ngoài.
Đối với việc kiểm tra vi khuẩn, thì có thể sử dụng vật kính có độ phóng đại từ 10 lần (vật kính khô) đến khoảng 100 lần (vật kính soi dầu) để thu được độ phóng đại tổng thể từ 100 lần đến 1 000 lần. Kính hiển vi đối pha và kính hiển vi nền đen không dùng để “soi tươi”.
- Đầu đốt hoặc đèn cồn
Đầu đốt khí (Bunsen) tạo ra ngọn lửa trần hẹp từ bộ tạo khí chính hoặc khí đóng chai. Điều chỉnh lượng hỗn hợp không khí với khí để kiểm soát mức độ tạo nhiệt.
Đầu đốt bằng điện hoặc khí chủ yếu dùng để khử trùng các que cấy vòng và que cấy kim loại, bằng cách nung đến đỏ và để khử trùng bằng ngọn lửa các dụng cụ nhỏ khác.
- Bộ phân phối môi trường nuôi cấy và thuốc thử
Bộ phân phối này là dụng cụ hoặc thiết bị được sử dụng để phân phối môi trường nuôi cấy và thuốc thử vào các ống nghiệm, chai lọ hoặc các đĩa Petri.
- Máy trộn Vortex
Máy trộn này dùng để trộn đồng hóa môi trường lỏng (ví dụ: các dung dịch pha loãng thập phân và các mẫu thử dạng lỏng) hoặc huyền phù tế bào vi khuẩn dạng lỏng.
- Máy đếm khuẩn lạc
Máy đếm khuẩn lạc thủ công sử dụng một bộ đếm chịu tác động của áp lực và thường cho chỉ thị âm thanh đối với mỗi số đếm và hiển thị kỹ thuật số về số đếm tổng thể.
- Dụng cụ nuôi cấy trong môi trường không khí cải biến
Dụng cụ này có thể là một bình được hàn kín hoặc bất kỳ thiết bị thích hợp nào khác, cho phép duy trì điều kiện không khí cải biến
- Máy ly tâm
Máy ly tâm là các thiết bị vận hành cơ học hoặc điện tử, có sử dụng lực ly tâm để tách các hạt lơ lửng, bao gồm cả các vi sinh vật ra khỏi chất lỏng.
- Bếp điện và vỏ gia nhiệt
Bếp điện và vỏ gia nhiệt là các thiết bị gia nhiệt được kiểm soát sự ổn nhiệt. Một số bếp điện và vỏ gia nhiệt có trang bị hệ thống khuấy từ.
- Đĩa cấy xoắn
Đĩa cấy xoắn là bộ phân phối để đưa một lượng chất lỏng xác định trên bề mặt đĩa thạch quay.
- Thiết bị chưng cất, khử ion và thẩm thấu ngược
Các thiết bị này được sử dụng để tạo ra nước cất hoặc nước khử khoáng/khử ion có chất lượng theo yêu cầu.
- Đồng hồ và dụng cụ hẹn giờ
Đồng hồ và dụng cụ hẹn giờ là những công cụ cho phép sử dụng các khoảng thời gian chính xác có thể đối với nhiều ứng dụng trong phòng thử nghiệm khi thời gian được quy định.
- Pipet và pipet tự động
Pipet là dụng cụ bằng thủy tinh hoặc chất dẻo dùng một lần được sử dụng để chuyển các lượng chất lỏng hoặc vật liệu dạng sệt.
- Nhiệt kế và thiết bị theo dõi nhiệt độ, bao gồm cả máy ghi tự động
Nhiệt kế là phần thủy tinh có thủy ngân bên trong hoặc thủy tinh có chứa alcohol được sử dụng để theo dõi nhiệt độ trên phạm vi hoạt động của phòng thử nghiệm.
- Bộ tách miễn dịch từ
Thiết bị này được sử dụng để tách và tập trung các vi sinh vật đích trong dịch cấy lỏng bằng cách sử dụng các hạt thuận từ được phủ kháng thể thích hợp.
- Hệ thống lọc
Yêu cầu về tiệt trùng trong phòng thử nghiệm vi sinh vật thực phẩm thế nào?
Tại tiểu mục 6.2 Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6404:2016 (ISO 7218:2007 with amendment 1:2013) quy định hhiệt độ và thời gian tiệt trùng phải được ghi lại. Cần có cách để phân biệt giữa các vật liệu đã tiệt trùng và chưa tiệt trùng.
Tiệt trùng có thể thực hiện bằng hai phương thức sau:
- Tiệt trùng bằng nhiệt khô
Tiệt trùng các dụng cụ thủy tinh, ví dụ trong lò khử trùng ít nhất 1 h ở 170 °C ± 10 °C hoặc tương đương.
- Tiệt trùng bằng nhiệt ẩm (hơi nước)
Hơi ẩm có áp lực là phương pháp hiệu quả nhất để tiệt trùng các dụng cụ thủy tinh và vật liệu phòng thử nghiệm. Nhiệt độ của nồi hấp áp lực phải được duy trì ở 121 °C ± 3 °C trong ít nhất 15 min (xem 5.6).
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Nguyên tắc làm việc của Kiểm toán nhà nước Chuyên ngành VII là gì? Quy định về xây dựng phương án tổ chức kiểm toán năm ra sao?
- Mẫu Biên bản cuộc họp giữa 2 công ty mới nhất? Hướng dẫn viết biên bản cuộc họp giữa 2 công ty?
- Tổ chức truyền dạy của chủ thể di sản văn hóa phi vật thể có thể truyền dạy cho người ngoài cộng đồng được không?
- Xe gắn máy có thuộc đối tượng được miễn thu tiền dịch vụ sử dụng đường bộ theo quy định hiện nay không?
- Thế chấp tàu biển là gì? Nguyên tắc thế chấp tàu biển Việt Nam được pháp luật quy định thế nào?