Các loại thuốc thú y nào không phải kê đơn? Việc sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh đối với vật nuôi được quy định như thế nào?
Các loại thuốc thú y nào không phải kê đơn?
Căn cứ theo quy định tại Điều 14 Thông tư 12/2020/TT-BNNPTNT được bổ sung bởi Khoản 19 Điều 1 Thông tư 13/2022/TT-BNNPTNT, Các loại thuốc thú y không phải kê đơn được sử dụng theo hướng dẫn của nhà sản xuất, bao gồm:
- Thuốc thú y có chứa hoạt chất thuộc nhóm thuốc phòng trị bệnh cầu trùng bao gồm: Decoquinate, Diclazuril, Halofuginone hydrobromide, Lasalocid A sodium, Maduramicin ammonium alpha, Monensin sodium, Narasin, Nicarbazin, Robenidine hydrochloride, Salinomycin sodium, Semduramicin sodium.
- Thuốc thú y có chứa hoạt chất sát trùng, khử trùng, tiêu độc dùng trong hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản.
- Các loại vắc xin, kháng thể dùng trong thú y.
- Hoóc môn sử dụng trong nuôi trồng thủy sản.
- Các loại thuốc thú y dùng cho mục đích tăng cường sức đề kháng, hỗ trợ điều trị bệnh.
- Thảo dược, dược liệu dùng trong thú y.
- Thuốc thú y có chứa hoạt chất thuộc nhóm thuốc phòng trị nội, ngoại ký sinh trùng.
Các loại thuốc thú y nào không phải kê đơn? Việc sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh đối với vật nuôi được quy định như thế nào?(Hình ảnh từ Internet)
Việc sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh đối với vật nuôi được quy định như thế nào?
Căn cứ theo khoản 3 Điều 12 Nghị định 13/2020/NĐ-CP có quy định như sau:
Thức ăn chăn nuôi chứa kháng sinh
...
3. Việc sử dụng kháng sinh trong phòng bệnh đối với vật nuôi được quy định như sau:
a) Thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh đặc biệt quan trọng trong điều trị nhân y theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2020;
b) Thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh rất quan trọng trong điều trị nhân y theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2021;
c) Thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh quan trọng trong điều trị nhân y theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2022;
d) Thuốc thú y có chứa kháng sinh không thuộc quy định tại điểm a, b và c khoản này đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.
...
Theo quy định trên, thuốc thú y có chứa kháng sinh thuộc nhóm kháng sinh đặc biệt quan trọng, rất quan trọng và quan trọng trong điều trị nhân y theo khuyến cáo của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày được quy định cụ thể bên trên.
Lưu ý, thuốc thú y có chứa kháng sinh không thuộc quy định tại điểm a, b và c khoản 3 Điều 12 Nghị định 13/2020/NĐ-CP đã được cấp phép lưu hành với mục đích phòng bệnh đối với vật nuôi được phép lưu hành và sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2025.
Chỉ được sử dụng kháng sinh trong sản xuất thức ăn hỗn hợp hoàn chỉnh cho gia súc, gia cầm và thức ăn tinh cho gia súc ăn cỏ.
Danh mục các hoạt chất kháng sinh sử dụng phòng bệnh cho động vật trên cạn gồm những gì?
Căn cứ tại khoản 1 Điều 15 Thông tư 12/2020/TT-BNNPTNT có quy định về Danh mục các hoạt chất kháng sinh sử dụng phòng bệnh cho động vật trên cạn cụ thể như sau:
- Danh mục các hoạt chất thuốc thú y thuộc nhóm kháng sinh đặc biệt quan trọng tại Phụ lục VIII ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BNNPTNT bao gồm:
STT | NHÓM | TÊN HOẠT CHẤT |
1 | Aminoglycosides | Amikacin, Dihydrostreptomycin, Framycetin, Gentamicin, Kanamycin, Neomycin, Streptomycin, Tobramycin, Apramycin |
2 | Ansamycins | Rifabutin, Rifampicin, Rifamycin |
3 | Carbapenems và Penems khác | Panipenem |
4 | Cephalosporins (thế hệ 3, 4, 5) | Cefoperazone, Cefoperazone-sulbactam, Cefotaxime, Ceftriaxone, Ceftriaxone-sulbactam, Ceftiofur, Cefquinome |
5 | Quinolones và Fluoroquinolones | Danofloxacin, Difloxacin, Enoxacin, Enrofloxacin, Flumequine, Marbofloxacin, Norfloxacin, Ofloxacin, Oxolinic acid |
6 | Marclolides và Ketolides | Azithromycin, Clarithromycin, Erythromycin, Josamycin, Oleandomycin, Roxithromycin, Spiramycin, Gamithromycin, Kitasamycin, Tildipirosin, Tilmicosin, Tulathromycin, Tylosin, Tylvalosin |
7 | Penicillins (tự nhiên, aminopenicillins và antipseudomonal) | Amoxicillin, Amoxicillin- clavulanic acid, Ampicillin, Ampicillin-sulbactam, Bacampicillin, Penamecillin penicillin G (Benzylpenicillin), Penicillin V (Phenoxymethyl Penicillin), Pheneticillin, Penethamate hydriodide |
8 | Dẫn xuất của axit Phosphonic | Fosfomycin |
9 | Polymyxins | Colistin, Polymycin B |
10 | Thuốc sử dụng trị bệnh lao và các bệnh khác do vi khuẩn Mycobacteria | Calcium aminosalicylate |
- Danh mục các hoạt chất thuốc thú y thuộc nhóm kháng sinh rất quan trọng tại Phụ lục IX ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BNNPTNT bao gồm:
STT | Nhóm | Tên hoạt chất |
1 | Amphenicols | Thiamphenicol, Florfenicol |
2 | Cephalosporins (thế hệ 1 và 2) và Cephamycins | Cefadroxil, Cefalexin, Cefapirin, Cefazolin, Cefuroxime |
3 | Lincosamides | Clindamycin, Lincomycin |
4 | Penicillins (anti- staphylococcal) | Cloxacillin, Dicloxacillin, Oxacillin |
5 | Sulfonamides, Dihydrofolate, giảm, ức chế và kết hợp | Pyrimethamine, Sulfadiazine, Sulfadimethoxine, Sulfadimidine, Sulfafurazole (Sulfisoxazole), Sulfaisodimidine, Sulfalene, Sulfamazone, Sulfamerazine, Sulfamethizole, Sulfamethoxazole, Sulfamethoxypyridazine, Sulfametomidine, Sulfametoxydiazine, Sulfametrole, Sulfamoxole, Sulfanilamide, Sulfaperin, Sulfaphenazole, Sulfapyridine, Sulfathiazole, Trimethoprim |
6 | Tetracyclines | Chlortetracycline, Doxycycline, Oxytetracycline, Tetracycline |
- Danh mục các hoạt chất thuốc thú y thuộc nhóm kháng sinh quan trọng tại Phụ lục X ban hành kèm theo Thông tư 12/2020/TT-BNNPTNT bao gồm:
STT | Nhóm | Tên hoạt chất |
1 | Aminocyclitols | Spectinomycin |
2 | Cyclic polypeptides | Bacitracin |
3 | Pleuromutilins | Tiamulin, Valnemulin |
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Dịch vụ ngân quỹ là gì? Những nội dung tối thiểu cần có trong hợp đồng cung ứng dịch vụ ngân quỹ?
- Thiết kế sơ bộ trong xây dựng là thiết kế thể hiện những gì? Yêu cầu đối với thiết kế xây dựng?
- Nguồn phát thải khí nhà kính là gì? Nguồn phát thải khí nhà kính từ sản xuất vật liệu xây dựng gồm những gì?
- Công bố hợp chuẩn là gì? Thủ tục công bố hợp chuẩn gồm bước nào? Đối tượng của công bố hợp chuẩn là gì?
- Cục Công nghệ thông tin thuộc Kiểm toán nhà nước có trụ sở ở đâu? Gồm có những đơn vị nào theo quy định?