Các loại bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập năm nay đối với học sinh trung học tại thành phố Hồ Chí Minh được quy định thế nào?

Các loại bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập năm nay đối với học sinh trung học tại thành phố Hồ Chí Minh được quy định thế nào và việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đối với học sinh trung học được quy định ra sao? Câu hỏi của anh Nam (Hồ Chí Minh).

Các loại bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập năm nay đối với khối lớp 8, lớp 9, lớp 11, lớp 12 tại thành phố Hồ Chí Minh được quy định thế nào?

Căn cứ điểm 1.1 khoản 1 Mục I Công văn 3995/SGDĐT-GDTrH năm 2022 có quy định về các loại bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập năm nay đối với khối lớp 8, lớp 9, lớp 11, lớp 12 tại thành phố Hồ Chí Minh như sau:

(1) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên

- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục, nhằm đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong CT GDPT 2006.

- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.

- Số lần kiểm tra, đánh giá thường xuyên không giới hạn bởi số điểm kiểm tra, đánh giá thường xuyên.

(2) Kiểm tra, đánh giá định kì

- Đánh giá định kì được thực hiện sau mỗi giai đoạn giáo dục nhằm đánh giá kết quả học tập, rèn luyện và mức độ hoàn thành nhiệm vụ học tập của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục quy định.

- Đánh giá định kì, gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.

+ Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học từ 45 phút đến 90 phút, đối với môn chuyên tối đa 120 phút. Đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học, hoạt động giáo dục quy định.

+ Đối với bài thực hành, dự án học tập phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá và thông báo cho người học trước khi thực hiện.

Bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập năm nay đối với học sinh trung học tại thành phố Hồ Chí Minh được quy định thế nào?

Bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập năm nay đối với học sinh trung học tại thành phố Hồ Chí Minh được quy định thế nào? (hình từ Internet)

Các loại bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập năm nay đối với khối lớp 6, lớp 7, lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh gồm những gì?

Căn cứ điểm 1.2 khoản 1 Mục I Công văn 3995/SGDĐT-GDTrH năm 2022 có quy định về các loại bài kiểm tra, đánh giá kết quả học tập năm nay đối với khối lớp 6, lớp 7, lớp 10 tại thành phố Hồ Chí Minh như sau:

(1) Kiểm tra, đánh giá thường xuyên

- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện trong quá trình dạy học và giáo dục, nhằm đánh giá quá trình và kết quả thực hiện các nhiệm vụ học tập, rèn luyện của học sinh theo chương trình môn học, hoạt động giáo dục trong CT GDPT 2018.

- Kiểm tra, đánh giá thường xuyên được thực hiện theo hình thức trực tiếp hoặc trực tuyến thông qua: hỏi - đáp, viết, thuyết trình, thực hành, thí nghiệm, sản phẩm học tập.

- Đối với một môn học, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá nhiều lần, trong đó chọn một số lần kiểm tra, đánh giá phù hợp với tiến trình dạy học theo kế hoạch giáo dục của tổ chuyên môn, ghi kết quả đánh giá vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học như sau:

+ Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét (không bao gồm cụm chuyên đề học tập): mỗi học kì chọn 02 lần.

+ Đối với môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số (không bao gồm cụm chuyên đề học tập), chọn số điểm đánh giá thường xuyên theo đúng quy định.

+ Đối với cụm chuyên đề học tập của môn học ở cấp trung học phổ thông, mỗi học sinh được kiểm tra, đánh giá theo từng chuyên đề học tập, trong đó chọn kết quả của 01 lần kiểm tra, đánh giá làm kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập. Kết quả đánh giá của cụm chuyên đề học tập của môn học được tính là kết quả của 01 lần đánh giá thường xuyên của môn học đó và ghi vào sổ theo dõi và đánh giá học sinh (theo lớp học) để sử dụng trong việc đánh giá kết quả học tập môn học theo quy định.

(2) Kiểm tra, đánh giá định kì

- Đánh giá định kì (không thực hiện đối với cụm chuyên đề học tập), gồm đánh giá giữa kì và đánh giá cuối kì, được thực hiện thông qua: bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính), bài thực hành, dự án học tập.

+ Thời gian làm bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có từ 70 tiết/năm học trở xuống là 45 phút, đối với môn học (không bao gồm cụm chuyên đề học tập) có trên 70 tiết/năm học từ 60 phút đến 90 phút; đối với môn chuyên tối đa 120 phút.

+ Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng điểm số, đề kiểm tra được xây dựng dựa trên ma trận, đặc tả của đề kiểm tra, đáp ứng theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong CT GDPT 2018.

+ Đối với bài kiểm tra (trên giấy hoặc trên máy tính) đánh giá bằng nhận xét, bài thực hành, dự án học tập, phải có hướng dẫn và tiêu chí đánh giá theo yêu cầu cần đạt của môn học được quy định trong CT GDPT 2018 trước khi thực hiện.

- Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét có 01 lần đánh giá giữa kì và 01 lần đánh giá cuối kì.

- Trong mỗi học kì, mỗi môn học đánh giá bằng nhận xét kết hợp đánh giá bằng điểm số có 01 điểm đánh giá giữa kì và 01 điểm đánh giá cuối kì.

- Những học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá đủ số lần theo quy định nếu có lí do bất khả kháng thì được kiểm tra, đánh giá bổ sung với yêu cầu cần đạt tương đương với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu. Việc kiểm tra, đánh giá bổ sung được thực hiện theo từng học kì.

- Trường hợp học sinh không tham gia kiểm tra, đánh giá bổ sung theo quy định thì được đánh giá mức Chưa đạt hoặc nhận 0 (không) điểm đối với lần kiểm tra, đánh giá còn thiếu.

Việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đối với học sinh trung học tại thành phố Hồ Chí Minh trong năm nay được quy định ra sao?

Tại khoản 2 Mục I Công văn 3995/SGDĐT-GDTrH năm 2022 có quy định về việc xây dựng kế hoạch kiểm tra, đánh giá kết quả học tập đối với học sinh trung học tại thành phố Hồ Chí Minh trong năm nay như sau:

- Căn cứ trên Kế hoạch, quy chế kiểm tra, đánh giá của nhà trường và tổ/nhóm chuyên môn, phân công giáo viên xây dựng kế hoạch kiểm tra đánh giá cho các lớp, khối lớp được phụ trách.

+ Công khai cho học sinh số lần, số điểm, hình thức kiểm tra đánh giá thường xuyên và định kì;

+ Cách thức chọn lựa kết quả kiểm tra, đánh giá đối với những kiểm tra đánh giá thường xuyên thực hiện nhiều lần trước khi tổ chức kiểm tra, đánh giá.

- Kiểm tra đánh giá học sinh phải được thực hiện công bằng, minh bạch và đúng quy định. Hiệu trưởng tăng cường giám sát trong công tác kiểm tra đánh giá học sinh;

+ Thực hiện công tác kiểm tra nội bộ nhà trường đối với hoạt động kiểm tra, đánh giá để điều chỉnh kịp thời các sai sót.

- Giáo viên công khai kế hoạch, tiêu chí kiểm tra đánh giá cho học sinh; tổ chức thực hiện kiểm tra đánh giá học sinh đảm bảo công bằng, khách quan và đúng quy định.

- Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, phần mềm máy tính trong tổ chức, quản lý và thực hiện kiểm tra đánh giá học sinh.

Đánh giá học sinh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Mẫu lời nhận xét đánh giá học sinh THPT theo Thông tư 22? Hướng dẫn nhận xét học bạ THPT năm học 2023-2024 thế nào?
Pháp luật
Học sinh lớp 6 phải rèn luyện trong kì nghỉ hè năm học 2023-2024 khi nào? Kết quả rèn luyện trong kì nghỉ hè mức nào thì được lên lớp?
Pháp luật
Mẫu bảng điểm học kì 1 dành cho học sinh cấp 1, cấp 2, cấp 3 theo Thông tư 27 và Thông tư 22 dành cho giáo viên tham khảo?
Pháp luật
Cách tính điểm trung bình môn cả năm với học sinh lớp 8 được thực hiện như thế nào? Kết quả học tập trong cả năm học của học sinh lớp 8 được đánh giá theo bao nhiêu mức?
Pháp luật
Điều kiện xếp loại học sinh xuất sắc đối với học sinh tiểu học mới nhất theo quy định hiện hành như thế nào?
Pháp luật
Thông tư 22 đánh giá học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông có lộ trình như thế nào?
Pháp luật
Thông tư 27 về đánh giá học sinh tiểu học được áp dụng theo lộ trình như thế nào? Nội dung và phương pháp đánh giá của Thông tư 27 là gì?
Pháp luật
Mẫu học bạ tiểu học mới nhất 2023? Hướng dẫn cách ghi học bạ tiểu học chi tiết theo Thông tư 27?
Pháp luật
Danh hiệu học sinh tiêu biểu của học sinh tiểu học đạt được khi đáp ứng những điều kiện như thế nào?
Pháp luật
Điểm mới trong công tác đánh giá, khen thưởng học sinh các cấp trong năm học mới theo chương trình 2018?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đánh giá học sinh
Phạm Thị Xuân Hương Lưu bài viết
3,166 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đánh giá học sinh
Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào