Các hoạt động tư vấn, hợp tác của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam do cơ quan nào điều hành theo quy định?
Cơ cấu tổ chức của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam gồm những đơn vị nào?
Cơ cấu tổ chức của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam được quy định tại Điều 12 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Rối loạn đông máu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 938/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Cơ cấu tổ chức của Hội
1. Đại hội.
2. Ban Chấp hành.
3. Ban Thường vụ.
4. Ban Kiểm tra.
5. Văn phòng Hội và các ban chuyên môn.
6. Chi hội và các tổ chức thuộc Hội được thành lập theo quy định của pháp luật.
7. Hội Rối loạn đông máu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập theo quy định của pháp luật; tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện tham gia làm hội viên tổ chức của Hội.
Như vậy, theo quy định, cơ cấu tổ chức của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam gồm:
(1) Đại hội.
(2) Ban Chấp hành.
(3) Ban Thường vụ.
(4) Ban Kiểm tra.
(5) Văn phòng Hội và các ban chuyên môn.
(6) Chi hội và các tổ chức thuộc Hội được thành lập theo quy định của pháp luật.
(7) Hội Rối loạn đông máu tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương được thành lập theo quy định của pháp luật; tán thành Điều lệ Hội, tự nguyện tham gia làm hội viên tổ chức của Hội.
Cơ cấu tổ chức của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam gồm những đơn vị nào? (Hình từ Internet)
Các hoạt động tư vấn, hợp tác của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam do cơ quan nào điều hành theo quy định?
Các hoạt động tư vấn, hợp tác của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam được quy định tại khoản 2 Điều 17 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Rối loạn đông máu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 938/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Văn phòng Hội
1. Văn phòng Hội là bộ máy giúp việc của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, triển khai công việc của Hội giữa hai kỳ họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ.
2. Tham mưu các nội dung cho kỳ họp của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; điều hành các hoạt động tư vấn, hợp tác và dịch vụ của Hội thông qua các tổ chức do Hội lập ra theo đúng quy định của pháp luật.
3. Tham mưu xây dựng quy chế làm việc của Ban Chấp hành; Ban Thường vụ, xây dựng biểu tượng, mẫu thẻ hội viên, các danh hiệu liên quan đến hoạt động Hội để Ban Chấp hành thông qua.
4. Quản lý tài sản, tài chính và hồ sơ tài liệu của Hội.
5. Các cán bộ của Văn phòng được tuyển dụng bởi Hội phải báo cáo Chủ tịch thông qua Tổng thư ký.
Như vậy, Văn phòng Hội Rối loạn đông máu Việt Nam là cơ quan chịu trách nhiệm điều hành các hoạt động tư vấn, hợp tác của Hội thông qua các tổ chức do Hội lập ra theo đúng quy định của pháp luật.
Hội Rối loạn đông máu Việt Nam có được gia nhập làm thành viên của các hội quốc tế không?
Quyền hạn của Hội Rối loạn đông máu Việt Nam được quy định tại Điều 6 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Rối loạn đông máu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 938/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Quyền hạn
1. Cung cấp thông tin, tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn, tư vấn, trao đổi kinh nghiệm, phương pháp tự chăm sóc và chăm sóc tại nhà, phương pháp luyện tập phục hồi chức năng liên quan đến bệnh rối loạn đông máu cho hội viên theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện tốt việc tự phát hiện bệnh, sớm đến bệnh viện chuyên khoa để được chẩn đoán, điều trị và tư vấn, giảm nguy cơ chảy máu và sớm phục hồi chức năng sau khi chảy máu ổn định.
2. Đại diện cho hội viên trong các quan hệ đối nội và đối ngoại liên quan đến tôn chỉ, mục đích, nhiệm vụ hoạt động của Hội theo quy định của pháp luật.
3. Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của hội viên phù hợp với tôn chỉ, mục đích của Hội theo quy định của pháp luật.
4. Tư vấn phản biện theo quy định của pháp luật các vấn đề có liên quan đến bệnh rối loạn đông máu theo đề nghị của tổ chức và cá nhân.
5. Tham gia ý kiến vào các văn bản quy phạm pháp luật, có liên quan đến nội dung rối loạn đông máu theo quy định của pháp luật. Kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền về chủ trương, chính sách, cơ chế, kế hoạch, chương trình phát triển có liên quan tới sự phát triển của Hội và lĩnh vực rối loạn đông máu.
6. Xuất bản các ấn phẩm của Hội theo quy định của pháp luật để bồi dưỡng, nâng cao kiến thức, cập nhật thông tin. Thông tin, tuyên truyền, phổ biến mục đích và hoạt động của Hội trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật.
7. Được thành lập các tổ chức có tư cách pháp nhân thuộc Hội theo quy định của pháp luật.
8. Được gây quỹ Hội trên cơ sở hội phí của hội viên và các nguồn thu từ các hoạt động dịch vụ khác theo quy định của pháp luật để tự trang trải về kinh phí hoạt động. Được nhận các nguồn tài trợ hợp pháp của tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật. Việc sử dụng kinh phí của Hội phải chấp hành quy định của pháp luật và phù hợp với đặc điểm của Hội. Hàng năm báo cáo quyết toán thu chi theo quy định của pháp luật.
9. Hợp tác với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước theo quy định của pháp luật để trao đổi, học tập kinh nghiệm; tranh thủ sự giúp đỡ và tạo điều kiện cho Hội ngày càng phát triển.
10. Được gia nhập làm thành viên của các hội quốc tế và khu vực trong lĩnh vực liên quan đến bệnh rối loạn đông máu theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện các quyền khác theo quy định của pháp luật.
Như vậy, Hội Rối loạn đông máu Việt Nam được gia nhập làm thành viên của các hội quốc tế và khu vực trong lĩnh vực liên quan đến bệnh rối loạn đông máu theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đơn đề nghị công nhận ban vận động thành lập hội áp dụng từ ngày 26/11/2024 như thế nào?
- Ngày thứ 6 đen tối là gì? Tại sao có Ngày Thứ 6 đen tối? Ngày thứ 6 đen tối có phải là ngày lễ lớn?
- Bên mời quan tâm tổ chức đánh giá hồ sơ đăng ký thực hiện dự án đầu tư kinh doanh của đối tượng nào?
- Tải mẫu bản cam kết không đi làm trễ? Có được xử lý kỷ luật người lao động đi làm trễ hay không?
- Nhà thầu chính trong xây dựng là ai? Nhà thầu chính có được ký hợp đồng xây dựng với nhà thầu phụ không?