Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực kể từ ngày ban hành trong trường hợp nào? Tổ chức thi hành phải bảo đảm yêu cầu gì?
Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực kể từ ngày ban hành trong trường hợp nào?
Căn cứ Điều 53 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 quy định như sau:
Thời điểm có hiệu lực của văn bản quy phạm pháp luật
1. Thời điểm có hiệu lực toàn bộ hoặc một phần văn bản quy phạm pháp luật được quy định tại văn bản đó nhưng không sớm hơn 45 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của cơ quan nhà nước ở trung ương; không sớm hơn 10 ngày kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành đối với văn bản quy phạm pháp luật của chính quyền địa phương.
Trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn và trong trường hợp đặc biệt có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành; đồng thời phải được đăng tải ngay trên công báo điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng.
2. Văn bản quy định chi tiết phải được ban hành để có hiệu lực cùng thời điểm có hiệu lực của văn bản giao quy định chi tiết hoặc thời điểm có hiệu lực của nội dung được giao quy định chi tiết.
Theo đó, văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực kể từ ngày ban hành trong trường hợp văn bản quy phạm pháp luật được xây dựng, ban hành theo trình tự, thủ tục rút gọn và trong trường hợp đặc biệt có thể có hiệu lực kể từ ngày thông qua hoặc ký ban hành; đồng thời phải được đăng tải ngay trên công báo điện tử, cơ sở dữ liệu quốc gia về pháp luật, cổng thông tin điện tử của cơ quan ban hành và đưa tin trên phương tiện thông tin đại chúng.
Văn bản quy phạm pháp luật có hiệu lực kể từ ngày ban hành trong trường hợp nào? Tổ chức thi hành phải bảo đảm yêu cầu gì? (Hình từ Internet)
Tòa án nhân dân tối cao thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật nào?
Căn cứ Điều 64 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 quy định như sau:
Rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật
1. Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết định tổng rà soát hệ thống văn bản quy phạm pháp luật trên cơ sở đề xuất của Chính phủ.
2. Bộ, cơ quan ngang Bộ thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ ban hành hoặc liên tịch ban hành; văn bản do Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ chủ trì soạn thảo; văn bản khác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nội dung điều chỉnh vấn đề thuộc lĩnh vực quản lý nhà nước của Bộ, cơ quan ngang Bộ.
3. Tòa án nhân dân tối cao thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành hoặc liên tịch ban hành; văn bản do Tòa án nhân dân tối cao chủ trì soạn thảo; văn bản khác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nội dung điều chỉnh vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân.
...
Theo đó, Tòa án nhân dân tối cao thực hiện rà soát, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật sau:
+ Văn bản quy phạm pháp luật do Hội đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành hoặc liên tịch ban hành;
+ Văn bản quy phạm pháp luật do Tòa án nhân dân tối cao chủ trì soạn thảo;
+ Văn bản khác của Quốc hội, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có nội dung điều chỉnh vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Tòa án nhân dân.
Nội dung và trách nhiệm tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định như thế nào?
Căn cứ Điều 59 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật 2025 quy định nội dung và trách nhiệm tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật được quy định như sau:
- Nội dung tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật:
+ Ban hành văn bản quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành và biện pháp cụ thể để tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật;
+ Giải thích Hiến pháp, luật, nghị quyết của Quốc hội, pháp lệnh, nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội;
+ Phổ biến, giáo dục văn bản quy phạm pháp luật;
+ Hướng dẫn áp dụng văn bản quy phạm pháp luật; tiếp nhận và xử lý đề nghị, kiến nghị về văn bản quy phạm pháp luật; tập huấn, bồi dưỡng, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ;
+ Giám sát, kiểm tra, rà soát, hợp nhất, hệ thống hóa văn bản quy phạm pháp luật; pháp điển hệ thống quy phạm pháp luật.
- Tổ chức thi hành văn bản quy phạm pháp luật phải bảo đảm công bằng, nghiêm minh, nhất quán, kịp thời, hiệu lực, hiệu quả.
- Cơ quan nhà nước, tổ chức, người có thẩm quyền trong phạm vi chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm:
+ Tổ chức thi hành, theo dõi và sơ kết, tổng kết việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật;
+ Báo cáo hoặc cung cấp thông tin về tổ chức thi hành, theo dõi việc thi hành văn bản quy phạm pháp luật.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cục Công nghiệp công nghệ thông tin trực thuộc cơ quan nào? Cục Công nghiệp công nghệ thông tin có những nhiệm vụ và quyền hạn gì?
- Bộ Xây dựng: 11 Nhiệm vụ quản lý nhà nước về nhà ở sau khi tinh gọn bộ máy nhà nước? Bộ Xây dựng quản lý nhà nước về các lĩnh vực gì?
- Cục Người có công hiện nay trực thuộc cơ quan nào của Chính phủ? 14 nhiệm vụ và quyền hạn sau khi sáp nhập Bộ?
- Bộ Khoa học và Công Nghệ: 7 nhiệm vụ và quyền hạn về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sau khi sáp nhập Bộ?
- Phát tán hồ sơ bệnh án giả lên mạng xã hội làm ảnh hưởng đến người khác có vi phạm pháp luật không?