Ban Chấp hành Hội Rối loạn đông máu Việt Nam gồm bao nhiêu thành viên? Ban Chấp hành Hội có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Ban Chấp hành Hội Rối loạn đông máu Việt Nam gồm bao nhiêu thành viên?
Thành viên Ban Chấp hành Hội Rối loạn đông máu Việt Nam được quy định tại khoản 1 Điều 14 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Rối loạn đông máu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 938/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Ban Chấp hành
1. Ban Chấp hành do Đại hội bầu, là cơ quan lãnh đạo giữa hai nhiệm kỳ Đại hội. Ban Chấp hành gồm 13 (mười ba) ủy viên do Đại hội trực tiếp bầu, trong đó mỗi khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam có ít nhất 02 (hai) đại diện: 01 (một) là nhân viên y tế và 01 (một) là người bệnh hoặc thân nhân người bệnh. Số ủy viên Ban Chấp hành có thể được bổ sung trong nhiệm kỳ nhưng không được quá 30% (ba mươi phần trăm) so với số lượng ủy viên Ban Chấp hành đã được Đại hội quyết định. Việc bổ sung ủy viên Ban Chấp hành do Ban Chấp hành đương nhiệm quyết định. Nhiệm kỳ của Ban Chấp hành cùng với nhiệm kỳ Đại hội.
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành:
a) Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết, chương trình công tác của Đại hội, Điều lệ Hội;
b) Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội;
...
Như vậy, theo quy định, Ban Chấp hành Hội Rối loạn đông máu Việt Nam gồm 13 (mười ba) ủy viên do Đại hội trực tiếp bầu.
Trong đó mỗi khu vực miền Bắc, miền Trung và miền Nam có ít nhất 02 (hai) đại diện: 01 (một) là nhân viên y tế và 01 (một) là người bệnh hoặc thân nhân người bệnh.
Ban Chấp hành Hội Rối loạn đông máu Việt Nam gồm bao nhiêu thành viên? (Hình từ Internet)
Các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành Hội Rối loạn đông máu Việt Nam được thông qua và có hiệu lực khi nào?
Các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành Hội được quy định tại khoản 3 Điều 14 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Rối loạn đông máu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 938/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Ban Chấp hành
...
3. Nguyên tắc làm việc của Ban Chấp hành:
a) Ban Chấp hành hoạt động theo Quy chế của Ban Chấp hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
b) Hội nghị Ban Chấp hành họp mỗi năm ít nhất một lần. Những cuộc họp bất thường có thể được tổ chức theo yêu cầu của Chủ tịch, Tổng thư ký hoặc ít nhất 05 (năm) thành viên bất kỳ trong Ban Chấp hành. Lịch họp phải được thông báo trước 10 (mười) ngày (tính theo ngày làm việc). Trong trường hợp đặc biệt, có lý do chính đáng các thành viên Ban Chấp hành không trực tiếp đến dự họp được có thể tham gia cuộc họp thông qua điện thoại hoặc internet trực tuyến;
c) Các cuộc họp của Ban Chấp hành là hợp lệ khi có ít nhất trên 1/2 (một phần hai) tổng số ủy viên Ban Chấp hành tham gia. Ban Chấp hành có thể biểu quyết bằng hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín. Việc quy định hình thức biểu quyết do Ban Chấp hành quyết định;
d) Các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành được thông qua và có hiệu lực khi có trên 1/2 (một phần hai) số ủy viên tham gia dự họp tán thành.
Như vậy, theo quy định, các nghị quyết, quyết định của Ban Chấp hành Hội Rối loạn đông máu Việt Nam được thông qua và có hiệu lực khi có trên 1/2 (một phần hai) số ủy viên tham gia dự họp tán thành.
Ban Chấp hành Hội Rối loạn đông máu Việt Nam có nhiệm vụ và quyền hạn gì?
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành được quy định tại khoản 2 Điều 14 Điều lệ (sửa đổi, bổ sung) Hội Rối loạn đông máu Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 938/QĐ-BNV năm 2013 như sau:
Ban Chấp hành
...
2. Nhiệm vụ và quyền hạn của Ban Chấp hành:
a) Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết, chương trình công tác của Đại hội, Điều lệ Hội;
b) Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội;
c) Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội; Quy chế quản lý, sử dụng con dấu của Hội; Quy chế khen thưởng, kỷ luật; các quy định trong nội bộ Hội phù hợp với quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật;
d) Bầu hoặc miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, ủy viên Ban Thường vụ; bầu bổ sung hoặc miễn nhiệm ủy viên Ban Chấp hành. Giới thiệu nhân sự cho nhiệm kỳ tiếp theo;
đ) Phát triển mối quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước, góp phần phát triển Hội;
e) Quy định mức hội phí; quyết định việc thu, chi tài chính của Hội;
g) Xem xét, quyết định việc khen thưởng, kỷ luật hội viên.
3. Nguyên tắc làm việc của Ban Chấp hành:
a) Ban Chấp hành hoạt động theo Quy chế của Ban Chấp hành, tuân thủ quy định của pháp luật và Điều lệ Hội;
...
Như vậy, theo quy định, Ban Chấp hành Hội Rối loạn đông máu Việt Nam có các nhiệm vụ và quyền hạn sau đây:
(1) Tổ chức triển khai thực hiện nghị quyết, chương trình công tác của Đại hội, Điều lệ Hội;
(2) Chuẩn bị và quyết định triệu tập Đại hội;
(3) Ban hành Quy chế hoạt động của Ban Chấp hành, Ban Thường vụ; Quy chế quản lý, sử dụng tài chính, tài sản của Hội; Quy chế quản lý, sử dụng con dấu của Hội; Quy chế khen thưởng, kỷ luật; các quy định trong nội bộ Hội phù hợp với quy định của Điều lệ Hội và quy định của pháp luật;
(4) Bầu hoặc miễn nhiệm Chủ tịch, các Phó Chủ tịch, Tổng thư ký, ủy viên Ban Thường vụ; bầu bổ sung hoặc miễn nhiệm ủy viên Ban Chấp hành. Giới thiệu nhân sự cho nhiệm kỳ tiếp theo;
(5) Phát triển mối quan hệ với các tổ chức trong và ngoài nước, góp phần phát triển Hội;
(6) Quy định mức hội phí; quyết định việc thu, chi tài chính của Hội;
(7) Xem xét, quyết định việc khen thưởng, kỷ luật hội viên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?