Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí gì theo quy định Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới?

Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí gì theo quy định Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới? Nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính là gì theo quy định mới? Đơn vị hành chính ở Việt Nam bao gồm những cấp nào?

Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí gì theo quy định Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới?

Theo Điều 3 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:

Phân loại đơn vị hành chính
1. Phân loại đơn vị hành chính là cơ sở để hoạch định chính sách phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng tổ chức bộ máy, chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức của chính quyền địa phương phù hợp với từng loại đơn vị hành chính.
2. Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, miền núi, vùng cao, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Như vậy, phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí về quy mô dân số, diện tích tự nhiên, trình độ phát triển kinh tế - xã hội và các yếu tố đặc thù của từng loại đơn vị hành chính ở nông thôn, đô thị, miền núi, vùng cao, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.

Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí theo quy định Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới?

Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí gì theo quy định Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới? (hình từ internet)

Nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính là gì theo quy định mới?

Theo Điều 8 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:

Nguyên tắc tổ chức đơn vị hành chính và điều kiện thành lập, giải thể, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính
1. Việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:
a) Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước;
b) Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương;
c) Phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số; bảo đảm các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi;
d) Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.
2. Việc thành lập, nhập, chia đơn vị hành chính, điều chỉnh địa giới đơn vị hành chính phải bảo đảm các điều kiện sau đây:
a) Phù hợp quy hoạch có liên quan đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt;
b) Bảo đảm lợi ích chung của quốc gia, hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước của chính quyền địa phương các cấp; phát huy tiềm năng, lợi thế nhằm thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của đất nước và của từng địa phương;
c) Bảo đảm yêu cầu về quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
d) Bảo đảm đoàn kết dân tộc, phù hợp với các yếu tố truyền thống lịch sử, văn hóa của địa phương; tạo sự thuận tiện cho Nhân dân;
đ) Phải căn cứ vào tiêu chuẩn của đơn vị hành chính phù hợp với đặc điểm nông thôn, đô thị, hải đảo theo quy định của Ủy ban Thường vụ Quốc hội.
...

Như vậy, việc tổ chức đơn vị hành chính được thực hiện theo các nguyên tắc sau đây:

- Tuân thủ quy định của Hiến pháp và pháp luật; bảo đảm tính ổn định, thông suốt, liên tục của quản lý nhà nước;

- Phù hợp với chiến lược phát triển kinh tế - xã hội từng thời kỳ, phù hợp với đặc điểm, điều kiện tự nhiên, xã hội, truyền thống lịch sử, văn hóa và yêu cầu bảo đảm quốc phòng, an ninh, trật tự, an toàn xã hội của từng địa phương;

- Phù hợp với năng lực quản lý của bộ máy chính quyền địa phương, mức độ chuyển đổi số; bảo đảm các công việc, thủ tục hành chính liên quan đến người dân, doanh nghiệp và xã hội được tiếp nhận, giải quyết kịp thời, thuận lợi;

- Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính chưa đạt tiêu chuẩn theo quy định của pháp luật.

Đơn vị hành chính ở Việt Nam bao gồm những cấp nào?

Theo Điều 1 Luật Tổ chức chính quyền địa phương 2025 quy định như sau:

Đơn vị hành chính
1. Đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:
a) Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);
b) Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);
c) Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);
d) Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập.
2. Tùy theo điều kiện địa lý, dân cư, yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm quốc phòng, an ninh, đơn vị hành chính cấp huyện tại các đảo, quần đảo (sau đây gọi chung là hải đảo) có thể không tổ chức đơn vị hành chính cấp xã.

Như vậy, đơn vị hành chính của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam gồm có:

- Tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp tỉnh);

- Huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là cấp huyện);

- Xã, phường, thị trấn (sau đây gọi chung là cấp xã);

- Đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt do Quốc hội quyết định thành lập.

Đơn vị hành chính
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Phân loại đơn vị hành chính phải dựa trên các tiêu chí gì theo quy định Luật Tổ chức chính quyền địa phương mới?
Pháp luật
Các huyện, xã không bắt buộc sắp xếp đơn vị hành chính theo Nghị quyết 35? Huyện, xã sau sắp xếp phải đáp ứng tiêu chuẩn gì?
Pháp luật
Nghị quyết sửa đổi Nghị quyết 1211 hướng dẫn áp dụng quy định về tiêu chuẩn đơn vị hành chính và phân loại đơn vị hành chính thế nào?
Pháp luật
Tỉnh thành nào có diện tích đất lớn nhất nước ta? Xếp hạng diện tích đất các tỉnh thành Việt Nam hiện nay?
Pháp luật
10 tỉnh thành có dân số ít nhất Việt Nam hiện nay là tỉnh thành nào? Tỉnh thành nào có dân số ít nhất?
Pháp luật
Khung điểm phân loại đơn vị hành chính là bao nhiêu? Ai có thẩm quyền quyết định phân loại đơn vị hành chính?
Pháp luật
Việt Nam có bao nhiêu tỉnh thành năm 2025? Việt Nam có 63 hay 64 tỉnh thành năm 2025 chi tiết?
Pháp luật
Thành phố Huế có bao nhiêu đơn vị hành chính? Thành phố Huế có bao nhiêu xã, phường theo Nghị quyết 1314?
Pháp luật
Dừng xây dựng trụ sở cấp huyện theo Công văn của UBND các tỉnh? Yêu cầu tạm dừng xây dựng cải tạo sửa chữa trụ sở cấp huyện?
Pháp luật
Có bao nhiêu tỉnh miền núi, vùng cao trên 63 tỉnh thành Việt Nam? Tiêu chuẩn đơn vị hành chính cấp tỉnh miền núi vùng cao?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Đơn vị hành chính
Nguyễn Thị Thanh Xuân Lưu bài viết
10 lượt xem

TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Đơn vị hành chính

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Đơn vị hành chính

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào