Bức xạ laze có thể gây ra những tác hại gì cho mắt và kính bảo vệ mắt chống bức xạ laze phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Bức xạ laze có thể gây ra những tác hại gì cho mắt?
Tác hại của bức xạ laze thuộc các miền phổ khác nhau đối với mắt được quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6519:1999 (ISO 6161 : 1981) về Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân - Kính lọc và kính bảo vệ mắt chống bức xạ laze như sau:
Cơ sở lý thuyết
...
Bức xạ laze thuộc các miền phổ khác nhau có thể gây nhiều tác hại khác nhau cho mắt.
a) Ánh sáng tử ngoại trong khoảng 200 nm và 380 nm gây ra sự sợ ánh sáng kèm theo sự đỏ mắt, chảy nước mắt, sự chảy máu màng kết, sự tróc lớp mặt ngoài, sự làm đục chất đệm;
b) Trong miền quang phổ từ 350 nm đến 1 400 nm, ánh sáng laze có thể tới tận võng mạc. Vì nó đi qua các môi trường khúc xạ nên nó bị hội tụ; như vậy tác dụng chiếu xạ tăng lên rất mạnh. Sự rọi quá mức của bức xạ trong miền này có thể gây mọi tác hại kể trên cho võng mạc;
c) Giữa 1,4 mm và 1 000 mm, bức xạ laze qua các môi trường khác nhau của mắt đã bị giảm đến mức mà nguy hại đối với võng mạc chỉ còn là thứ yếu. Tuy nhiên, có thể xảy ra tổn thương cho các phần phía trước của mắt; chủ yếu là cho giác mạc, cho mi mắt, cho màng kết và da. Vì không hội tụ được, nên lượng rọi và độ rọi năng lượng được phép đều cao hơn rất nhiều khi sử dụng các laze này.
...
Theo đó, bức xạ laze thuộc các miền phổ khác nhau có thể gây nhiều tác hại khác nhau cho mắt:
- Ánh sáng tử ngoại trong khoảng 200 nm và 380 nm gây ra sự sợ ánh sáng kèm theo sự đỏ mắt, chảy nước mắt, sự chảy máu màng kết, sự tróc lớp mặt ngoài, sự làm đục chất đệm;
- Trong miền quang phổ từ 350 nm đến 1 400 nm, ánh sáng laze có thể tới tận võng mạc. Vì nó đi qua các môi trường khúc xạ nên nó bị hội tụ; như vậy tác dụng chiếu xạ tăng lên rất mạnh. Sự rọi quá mức của bức xạ trong miền này có thể gây mọi tác hại kể trên cho võng mạc;
- Giữa 1,4 mm và 1 000 mm, bức xạ laze qua các môi trường khác nhau của mắt đã bị giảm đến mức mà nguy hại đối với võng mạc chỉ còn là thứ yếu. Tuy nhiên, có thể xảy ra tổn thương cho các phần phía trước của mắt; chủ yếu là cho giác mạc, cho mi mắt, cho màng kết và da. Vì không hội tụ được, nên lượng rọi và độ rọi năng lượng được phép đều cao hơn rất nhiều khi sử dụng các laze này.
Kính bảo vệ mắt chống bức xạ laze (Hình từ Internet)
Kính bảo vệ mắt chống bức xạ laze phải đáp ứng những tiêu chuẩn nào?
Kính bảo vệ mắt chống bức xạ laze được quy định tại Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6519:1999 (ISO 6161 : 1981) về Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân - Kính lọc và kính bảo vệ mắt chống bức xạ laze như sau:
- Kết cấu
Các kỹ thuật thiết kế và lắp ráp do nhà sản xuất kính sử dụng phải bảo đảm để sau khi chế tạo, các kính lọc và khung khó tháo rời và lắp ráp lại.
- Khung
+ Kính bảo vệ mắt phải được chế tạo sao cho có thể ngăn ánh sáng laze lọt vào từ phía bên.
+ Chất liệu phải bảo vệ một cách hữu hiệu chống bức xạ.
+ Các yêu cầu quy định ở tiết 4.1.1 và tiết 4.1.2 tiểu mục 4.1 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6519:1999 (ISO 6161 : 1981) về Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân - Kính lọc và kính bảo vệ mắt chống bức xạ laze cũng áp dụng cho khung.
+ Để kiểm tra độ bền của kính bảo vệ mắt đối với bức xạ laze, phải chiếu xạ chúng với độ rọi năng lượng và lượng rọi năng lượng cực đại mà kính lọc được dự kiến phải bảo vệ.
+ Quy trình kiểm tra giống như quy định ở tiểu mục 4.3 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6519:1999 (ISO 6161 : 1981) về Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân - Kính lọc và kính bảo vệ mắt chống bức xạ laze.
+ Sau các thử nghiệm ấy, kính bảo vệ mắt không được có lỗ thủng. Bộ bảo vệ mắt đầy đủ còn phải thoả mãn các yêu cầu riêng quy định trong tiết 4.2.2 tiểu mục 4.2 Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 5082:1990 (ISO 4849 : 1981) về Phương tiện bảo vệ mắt - Yêu cầu kỹ thuật
- Độ bền
Kính bảo vệ mắt phải chịu được thử nghiệm về độ bền mô tả ở tiểu mục 3.2, Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6517:1999 (ISO 4855 : 1981) về Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân - Phương pháp thử nghiệm phi quang học.
Kính bảo vệ mắt chống bức xạ laze phải được ghi nhãn với những thông tin nào?
Theo Mục 7 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 6519:1999 (ISO 6161 : 1981) về Phương tiện bảo vệ mắt cá nhân - Kính lọc và kính bảo vệ mắt chống bức xạ laze, kính bảo vệ mắt chống bức xạ laze phải được ghi nhãn với những thông tin sau đây:
- Bước sóng, hoặc dải bước sóng (bằng nanômét, nm) mà nó bảo vệ; các đơn vị khác thuộc hệ mét (chẳng hạn micrômét, mm) cũng được phép dùng nếu ghi cả đơn vị trên kính lọc.
- Mật độ bảo vệ
- Ký hiệu của nhà sản xuất
- Cấp của độ khúc xạ
+ Nếu một phương tiện bảo vệ mắt bảo vệ chống bức xạ trong một hoặc vài miền quang phổ, thì cần chỉ rõ mật độ bảo vệ thấp nhất trong miền phổ tương đương.
Ví dụ: 633 L5 Q1
10,6 mm L9 T2.
+ Nếu một phương tiện bảo vệ mắt chỉ dùng được cho một loại laze, chẳng hạn laze sóng liên tục (CW), laze xung (P) hoặc xung khổng lồ (GP), thì nó phải được ghi với các chữ đầu CW, P hoặc GP, hoặc với hai trong các chữ ấy.
Ví dụ: 517 L5 R2 CW
1060 L11 S1 CW/P
+ Nếu có yêu cầu, nhà sản xuất còn phải cung cấp thông tin bổ sung cho kính của họ dưới dạng một đường cong truyền xạ, hoặc một bảng các độ truyền xạ ánh sáng.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Khai thuế, tính thuế là gì? Địa điểm khai thuế, tính thuế của người nộp thuế là ở đâu theo quy định?
- Quyết định kết nạp đảng viên của cấp ủy có thẩm quyền Mẫu 9-KNĐ? Xây dựng, thực hiện kế hoạch kết nạp đảng viên ở chi bộ thế nào?
- Thông tin người nộp thuế là thông tin do người nộp thuế cung cấp hay do cơ quan thuế thu thập được?
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?