Bộ Nội vụ có trách nhiệm gì trong lĩnh vực lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội theo Nghị định 25?
- Bộ Nội vụ có trách nhiệm gì trong lĩnh vực lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội theo Nghị định 25?
- Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội có thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ không?
- Bộ Nội vụ có phải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện hợp tác với các nước ASEAN về lĩnh vực công vụ, công chức không?
Bộ Nội vụ có trách nhiệm gì trong lĩnh vực lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội theo Nghị định 25?
Căn cứ theo khoản 11 Điều 2 Nghị định 25/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Theo đó, trong lĩnh vực lao động tiền lương và bảo hiểm xã hội thì Bộ Nội vụ có trách nhiệm và quyền hạn, cụ thể sau đây:
(1) Giúp Chính phủ thống nhất quản lý nhà nước về lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội theo quy định của pháp luật;
(2) Hướng dẫn và tổ chức thực hiện các quy định của pháp luật về hợp đồng lao động, kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất, đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể và giải quyết tranh chấp lao động;
(3) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật lao động đối với lao động nữ, lao động chưa thành niên, người lao động cao tuổi, lao động là người khuyết tật, lao động là người giúp việc gia đình và một số lao động khác;
(4) Hướng dẫn việc đăng ký và quản lý nhà nước đối với hoạt động của các tổ chức đại diện người lao động theo quy định của pháp luật lao động; thực hiện nhiệm vụ đầu mối quốc gia về lĩnh vực lao động trong quá trình Việt Nam tham gia các hiệp định thương mại quốc tế;
(5) Hướng dẫn việc thực hiện quy định của pháp luật về chính sách, chế độ tiền lương, phụ cấp, sinh hoạt phí, tiền thưởng đối với cán bộ, công chức, viên chức từ trung ương đến cấp xã và lao động hợp đồng trong cơ quan nhà nước, đơn vị sự nghiệp công lập;
(6) Hướng dẫn thực hiện các quy định của pháp luật về mức lương tối thiểu và chính sách tiền lương đối với người lao động trong doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, hợp tác xã, hộ gia đình, cá nhân có thuê mướn, sử dụng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động 2019;
(7) Hướng dẫn về tiền lương, tiền thưởng và thù lao đối với người lao động, người quản lý trong doanh nghiệp nhà nước, doanh nghiệp có vốn đầu tư nhà nước;
(8) Nghiên cứu, tham mưu cấp có thẩm quyền về thực hiện cải cách chính sách tiền lương, chính sách bảo hiểm xã hội.
Bộ Nội vụ có trách nhiệm gì trong lĩnh vực lao động, tiền lương và bảo hiểm xã hội theo Nghị định 25? (Hình từ Internet)
Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội có thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ không?
Căn cứ theo khoản 14 Điều 3 Nghị định 25/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
....
14. Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội.
15. Cục Việc làm.
14. Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội.
15. Cục Việc làm.
16. Cục Quản lý lao động ngoài nước.
17. Cục Người có công.
18. Ban Thi đua - Khen thưởng Trung ương.
19. Trung tâm Công nghệ thông tin.
20. Viện Khoa học Tổ chức nhà nước và Lao động.
21. Tạp chí Tổ chức nhà nước và Lao động.
22. Báo Dân trí.
Tại Điều này, các đơn vị quy định từ khoản 1 đến khoản 18 là các tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các đơn vị quy định từ khoản 19 đến khoản 22 là các đơn vị sự nghiệp công lập, phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Bộ trưởng Bộ Nội vụ ban hành quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị thuộc bộ; trình Thủ tướng Chính phủ ban hành quyết định về danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác thuộc bộ theo quy định.
Như vậy, Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội sẽ thuộc cơ cấu tổ chức của Bộ Nội vụ theo quy định.
Bên cạnh đó, Cục Tiền lương và Bảo hiểm xã hội được xem là tổ chức hành chính giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước.
Bộ Nội vụ có phải chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện hợp tác với các nước ASEAN về lĩnh vực công vụ, công chức không?
Căn cứ theo điểm b khoản 22 Điều 2 Nghị định 25/2025/NĐ-CP có quy định như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn
...
22. Về hợp tác quốc tế:
a) Quản lý và tổ chức thực hiện hợp tác quốc tế và hội nhập quốc tế về ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ theo quy định của pháp luật;
b) Chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện hợp tác với các nước ASEAN về lĩnh vực công vụ, công chức và các lĩnh vực khác theo quy định;
c) Tổ chức đàm phán, ký điều ước quốc tế theo quy định của pháp luật và ủy quyền của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; chủ trì và phối hợp ký, tổ chức thực hiện các thỏa thuận quốc tế nhân danh bộ theo quy định của pháp luật; tham gia các tổ chức quốc tế theo phân công của Chính phủ.
23. Về dịch vụ sự nghiệp công:
a) Quản lý nhà nước và tổ chức thực hiện các dịch vụ sự nghiệp công trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ; quản lý các tổ chức, đơn vị hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc bộ;
b) Hướng dẫn việc thực hiện chính sách, pháp luật và hỗ trợ các tổ chức thực hiện các hoạt động sự nghiệp dịch vụ công thuộc ngành, lĩnh vực quản lý theo quy định của pháp luật.
...
Như vậy, Bộ Nội vụ có nhiệm vụ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan thực hiện hợp tác với các nước ASEAN về lĩnh vực công vụ, công chức và các lĩnh vực khác theo quy định.










Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Lời động viên người khuyết tật ý nghĩa? Lời động viên người khuyết nhân Ngày người khuyết tật Việt Nam 18 4?
- Kế hoạch tổ chức Ngày người khuyết tật Việt Nam năm 2025? Mẫu kế hoạch tổ chức Ngày người khuyết tật Việt Nam 18 4?
- Nghị luận về ý nghĩa của việc giữ lời hứa? Viết đoạn văn về ý nghĩa của việc giữ lời hứa chọn lọc?
- Cục Việc làm thuộc bộ nào? Cơ cấu tổ chức của Cục Việc làm được quy định như thế nào theo Quyết định 120?
- 05 đoạn văn nói về sở thích của em dành cho học sinh lớp 4? Chương trình, kế hoạch giáo dục đối với học sinh lớp 4?