Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bao gồm những cơ quan nào? Cơ quan nào giúp Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý đơn khởi kiện, thụ lý hồ sơ vụ án?
- Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bao gồm những cơ quan nào?
- Cơ quan nào giúp Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý đơn khởi kiện, thụ lý hồ sơ vụ án?
- Phòng kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ gì?
- Cơ quan nào giúp Tòa án nhân dân cấp tỉnh quản lý tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ?
Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bao gồm những cơ quan nào?
Căn cứ vào Điều 1 Quyết định 345/2016/QĐ-CA do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:
Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (sau đây gọi chung là Tòa án nhân dân cấp tỉnh)
1. Thành lập bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp tỉnh gồm:
a) Văn phòng;
b) Phòng Kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án;
c) Phòng Tổ chức cán bộ, thanh tra và Thi đua khen thưởng.
2. Biên chế của Văn phòng và các phòng trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quy định trên cơ sở biên chế được Chánh án Tòa án nhân dân tối cao phân bổ.
3. Việc thành lập mới, sáp nhập hoặc chia tách các đơn vị trong bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp tỉnh do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao xem xét, quyết định.
Như vậy, bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp tỉnh gồm:
- Văn phòng;
- Phòng Kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án;
- Phòng Tổ chức cán bộ, thanh tra và Thi đua khen thưởng.
Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bao gồm những cơ quan nào? (Hình từ Internet)
Cơ quan nào giúp Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý đơn khởi kiện, thụ lý hồ sơ vụ án?
Căn cứ vào Điều 2 Quyết định 345/2016/QĐ-CA do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:
Văn phòng Tòa án nhân dân cấp tỉnh
1. Cơ cấu tổ chức
Văn phòng Tòa án nhân dân cấp tỉnh có Chánh văn phòng, không quá 02 Phó Chánh Văn phòng và các công chức, người lao động khác.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
a) Thực hiện công tác văn thư, lưu trữ, quản lý con dấu của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
b) Thực hiện công tác hành chính quản trị, kế toán tài chính của Tòa án nhân dân cấp tỉnh;
c) Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý công sản, cơ sở vật chất, trang thiết bị, kinh phí hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc quyền quản lý theo phân cấp của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao;
d) Thực hiện việc tiếp nhận, thụ lý các đơn khởi kiện, thụ lý hồ sơ vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; phối hợp với các đơn vị chức năng khác của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật;
đ) Tham mưu cho lãnh đạo Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong việc phân công các Thẩm phán giải quyết các vụ án thuộc thẩm quyền;
e) Tham mưu cho Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong công tác giải quyết khiếu nại, tố cáo trong hoạt động tố tụng;
g) Thực hiện công tác tổng hợp, thống kê tình hình hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc quyền quản lý;
h) Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xây dựng các báo cáo công tác của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc quyền quản lý để báo cáo Tòa án nhân dân tối cao, Hội đồng nhân dân cấp tỉnh và các cơ quan hữu quan khác;
i) Làm đầu mối thực hiện việc rà soát, tra cứu, xác minh, cung cấp thông tin về lý lịch tư pháp theo quy định của Luật Lý lịch tư pháp;
k) Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh quản lý, tổ chức áp dụng thống nhất các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin. Tham mưu giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong việc xây dựng, khai thác, duy trì và phát triển Trang thông tin điện tử;
l) Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, Văn phòng Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện việc tiếp nhận, thụ lý các đơn khởi kiện, thụ lý hồ sơ vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp tỉnh; phối hợp với các đơn vị chức năng khác của Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác tiếp công dân theo quy định của pháp luật.
Phòng kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện các nhiệm vụ gì?
Căn cứ vào Điều 3 Quyết định 345/2016/QĐ-CA do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của phòng kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án Tòa án nhân dân cấp tỉnh
- Kiểm tra các bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc thẩm quyền quản lý để phát hiện, đề xuất Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh kiến nghị Chánh án Tòa án nhân dân cấp cao xem xét, kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm khi có căn cứ theo quy định của pháp luật hoặc tổ chức rút kinh nghiệm; tham mưu cho Ủy ban Thẩm phán Tòa án nhân dân cấp tỉnh tổng kết kinh nghiệm xét xử.
- Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh thực hiện công tác thi hành án hình sự, theo dõi công tác thi hành án dân sự theo quy định của pháp luật.
- Là đầu mối trong việc phối hợp với cơ quan thi hành án, Viện kiểm sát nhân dân và các cơ quan liên quan rà soát, đối chiếu, tổng hợp và đề xuất hướng giải quyết đối với các bản án, quyết định tuyên không rõ ràng, gây khó khăn cho công tác thi hành án.
- Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, phòng kiểm tra nghiệp vụ và thi hành án Tòa án nhân dân cấp tỉnh có các nhiệm vụ và quyền hạn kể trên.
Cơ quan nào giúp Tòa án nhân dân cấp tỉnh quản lý tổ chức bộ máy và biên chế cán bộ?
Căn cứ vào Điều 4 Quyết định 345/2016/QĐ-CA do Chánh án Tòa án nhân dân tối cao ban hành như sau:
Phòng Tổ chức - Cán bộ, thanh tra và Thi đua khen thưởng Tòa án nhân dân cấp tỉnh
1. Cơ cấu tổ chức
Phòng Tổ chức cán bộ, thanh tra và Thi đua khen thưởng Tòa án nhân dân cấp tỉnh có Trưởng phòng, không quá 02 Phó Trưởng phòng và các công chức khác.
2. Nhiệm vụ, quyền hạn
a) Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ; thực hiện chính sách đối với công chức và người lao động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc quyền quản lý theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân và quyết định phân cấp của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
b) Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh xây dựng, thực hiện kế hoạch tổ chức bồi dưỡng nghiệp vụ cho Thẩm phán, Hội thẩm, các chức danh công chức khác của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc quyền quản lý.
c) Thực hiện các nhiệm vụ về thanh tra và phòng, chống tham nhũng theo quy định của pháp luật; giải quyết tố cáo đối với Thẩm phán, cán bộ Tòa án nhân dân tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện trực thuộc tỉnh theo quy định của Luật cán bộ, công chức và Luật tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014.
d) Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh tổ chức và theo dõi hoạt động thi đua, khen thưởng của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc quyền quản lý.
đ) Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo dõi thông tin trên các phương tiện thông tin đại chúng liên quan tới hoạt động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh, các Tòa án nhân dân cấp huyện và cán bộ, công chức thuộc thẩm quyền quản lý.
e) Thực hiện các công việc khác theo sự phân công của Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh.
Như vậy, phòng Tổ chức - Cán bộ, thanh tra và Thi đua khen thưởng Tòa án nhân dân cấp tỉnh Giúp Chánh án Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong việc quản lý tổ chức bộ máy, biên chế cán bộ;
- Thực hiện chính sách đối với công chức và người lao động của Tòa án nhân dân cấp tỉnh và các Tòa án nhân dân cấp huyện thuộc quyền quản lý theo quy định của Luật tổ chức Tòa án nhân dân và quyết định phân cấp của Chánh án Tòa án nhân dân tối cao.
>>> Xem thêm: Tổng hợp quy định hiện hành liên quan đến Tòa án nhân dân tại đây
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Người yêu cầu cấp dưỡng khởi kiện thì có phải được miễn nộp tiền tạm ứng án phí, án phí hay không?
- Tranh chấp lao động tập thể về quyền là gì? Tòa án có thẩm quyền giải quyết tranh chấp lao động tập thể về quyền?
- Bị vu khống trộm cắp tài sản xử lý như thế nào? Vu khống người khác trộm cắp tài sản có thể bị phạt bao nhiêu năm tù?
- Giáng sinh ngày mấy tháng mấy? Lễ Giáng sinh là lễ lớn ở Việt Nam? Công dân có những quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo nào?
- Hội đồng thẩm định thanh lý rừng trồng hoạt động theo chế độ gì? Thành phần tham gia xác minh, kiểm tra hiện trường thanh lý rừng trồng?