Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chia tài sản khi ly hôn là bất động sản? Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp trong trường hợp nào?

Cho anh hỏi là Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chia tài sản khi ly hôn là bất động sản? Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình trong trường hợp nào? - Câu hỏi của anh Quốc Huy đến từ Ninh Bình

Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chia tài sản khi ly hôn là bất động sản?

Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 như sau:

Những tranh chấp về hôn nhân và gia đình thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án
1. Ly hôn, tranh chấp về nuôi con, chia tài sản khi ly hôn; chia tài sản sau khi ly hôn.
2. Tranh chấp về chia tài sản chung của vợ chồng trong thời kỳ hôn nhân.
3. Tranh chấp về thay đổi người trực tiếp nuôi con sau khi ly hôn.
4. Tranh chấp về xác định cha, mẹ cho con hoặc xác định con cho cha, mẹ.
5. Tranh chấp về cấp dưỡng.
6. Tranh chấp về sinh con bằng kỹ thuật hỗ trợ sinh sản, mang thai hộ vì mục đích nhân đạo.
7. Tranh chấp về nuôi con, chia tài sản của nam, nữ chung sống với nhau như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn hoặc khi hủy kết hôn trái pháp luật.
8. Các tranh chấp khác về hôn nhân và gia đình, trừ trường hợp thuộc thẩm quyền giải quyết của cơ quan, tổ chức khác theo quy định của pháp luật.

Như vậy, tranh chấp chia tài sản sau khi ly hôn được xác định là tranh chấp về hôn nhân và gia đình. Theo đó thì thẩm quyền giải quyết của Tòa án sẽ được xác định theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015:

Điều 35. Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp huyện
1. Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình quy định tại Điều 26 và Điều 28 của Bộ luật này, trừ tranh chấp quy định tại khoản 7 Điều 26 của Bộ luật này;
Điều 39. Thẩm quyền của Tòa án theo lãnh thổ
1. Thẩm quyền giải quyết vụ án dân sự của Tòa án theo lãnh thổ được xác định như sau:
a) Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
b) Các đương sự có quyền tự thỏa thuận với nhau bằng văn bản yêu cầu Tòa án nơi cư trú, làm việc của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cá nhân hoặc nơi có trụ sở của nguyên đơn, nếu nguyên đơn là cơ quan, tổ chức giải quyết những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này;
c) Đối tượng tranh chấp là bất động sản thì chỉ Tòa án nơi có bất động sản có thẩm quyền giải quyết.

Như vậy, tranh chấp về chia tài sản chung sau khi ly hôn sẽ thuộc thẩm quyền của Tòa án cấp huyện nơi bị đơn cư trú (trừ trường hợp các bên có thỏa thuận khác).

Đối với trường hợp tài sản tranh chấp là bất động sản thì hiện nay vẫn còn có luồng ý kiến khác nhau. Cụ thể:

Quan điểm 1: Đối với tranh chấp chia tài sản sau khi ly hôn mà đối tượng tranh chấp là bất động sản thì Tòa án nơi có bất động sản sẽ có thẩm quyền giải quyết (căn cứ theo điểm c khoản 1 Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự năm 2015);

Quan điểm 2: Đối với tranh chấp chia tài sản sau khi ly hôn mà đối tượng tranh chấp là bất động sản thì Tòa án nơi bị đơn cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết (theo nguyên tắc chung trên).

Và để làm rõ được nội dung trên, khoản 7 mục III Công văn 212/TANDTC-PC năm 2019 thông báo kết quả giải đáp trực tuyến vướng mắc trong xét xử do Tòa án nhân dân tối cao ban hành có quy định.

Theo quy định tại khoản 1 Điều 28 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì tranh chấp chia tài sản sau khi ly hôn là tranh chấp về hôn nhân và gia đình.
Theo quy định tại điểm a khoản 1 Điều 39 của Bộ luật Tố tụng dân sự thì: “Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, nếu bị đơn là cá nhân hoặc nơi bị đơn có trụ sở, nếu bị đơn là cơ quan, tổ chức có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này”.
Trường hợp này, quan hệ hôn nhân chấm dứt do vợ chồng đã ly hôn, nhưng tranh chấp tài sản sau ly hôn vẫn là tranh chấp hôn nhân và gia đình theo quy định tại Điều 28 của Bộ luật Tố tụng dân sự, nên căn cứ các quy định nêu trên thì Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc có thẩm quyền giải quyết.

Như vậy, mặc dù quan hệ hôn nhân đã chấm dứt do vợ chồng ly hôn nhưng tranh chấp tài sản sau ly hôn vẫn là tranh chấp hôn nhân và gia đình. Cho nên theo quy định tại Điều 28 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015Điều 39 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 thì Tòa án nơi bị đơn cư trú sẽ có thẩm quyền giải quyết.

Giải quyết tranh chấp chia tài sản khi ly hôn

Giải quyết tranh chấp chia tài sản khi ly hôn (Hình minh họa)

Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện không?

Căn cứ vào Điều 37 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:

Thẩm quyền của Tòa án nhân dân cấp tỉnh
1. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc sau đây:
a) Tranh chấp về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 26, 28, 30 và 32 của Bộ luật này, trừ những tranh chấp thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 1 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
b) Yêu cầu về dân sự, hôn nhân và gia đình, kinh doanh, thương mại, lao động quy định tại các Điều 27, 29, 31 và 33 của Bộ luật này, trừ những yêu cầu thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại khoản 2 và khoản 4 Điều 35 của Bộ luật này;
c) Tranh chấp, yêu cầu quy định tại khoản 3 Điều 35 của Bộ luật này.
2. Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 của Bộ luật này mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Như vậy, Tòa án nhân dân cấp tỉnh có thẩm quyền giải quyết theo thủ tục sơ thẩm những vụ việc dân sự thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án nhân dân cấp huyện quy định tại Điều 35 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 mà Tòa án nhân dân cấp tỉnh tự mình lấy lên để giải quyết khi xét thấy cần thiết hoặc theo đề nghị của Tòa án nhân dân cấp huyện.

Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình trong trường hợp nào?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 40 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định như sau:

Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình trong các trường hợp sau đây:

- Nếu không biết nơi cư trú, làm việc, trụ sở của bị đơn thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở cuối cùng hoặc nơi bị đơn có tài sản giải quyết;

- Nếu tranh chấp phát sinh từ hoạt động của chi nhánh tổ chức thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi tổ chức có trụ sở hoặc nơi tổ chức có chi nhánh giải quyết;

- Nếu bị đơn không có nơi cư trú, làm việc, trụ sở ở Việt Nam hoặc vụ án về tranh chấp việc cấp dưỡng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

- Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi xảy ra việc gây thiệt hại giải quyết;

- Nếu tranh chấp về bồi thường thiệt hại, trợ cấp khi chấm dứt hợp đồng lao động, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, quyền và lợi ích liên quan đến việc làm, tiền lương, thu nhập và các điều kiện lao động khác đối với người lao động thì nguyên đơn là người lao động có thể yêu cầu Tòa án nơi mình cư trú, làm việc giải quyết;

- Nếu tranh chấp phát sinh từ việc sử dụng lao động của người cai thầu hoặc người có vai trò trung gian thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi người sử dụng lao động là chủ chính cư trú, làm việc, có trụ sở hoặc nơi người cai thầu, người có vai trò trung gian cư trú, làm việc giải quyết;

- Nếu tranh chấp phát sinh từ quan hệ hợp đồng thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi hợp đồng được thực hiện giải quyết;

- Nếu các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở ở nhiều nơi khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi một trong các bị đơn cư trú, làm việc, có trụ sở giải quyết;

- Nếu tranh chấp bất động sản mà bất động sản có ở nhiều địa phương khác nhau thì nguyên đơn có thể yêu cầu Tòa án nơi có một trong các bất động sản giải quyết.

Như vậy, nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp về hôn nhân và gia đình trong các trường hợp kể trên.

Tòa án nhân dân tỉnh
Căn cứ pháp lý
MỚI NHẤT
Pháp luật
Bộ máy giúp việc của Tòa án nhân dân cấp tỉnh bao gồm những cơ quan nào? Cơ quan nào giúp Tòa án nhân dân cấp tỉnh thụ lý đơn khởi kiện, thụ lý hồ sơ vụ án?
Pháp luật
Ai có quyền bổ nhiệm Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh? Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh có quyền luân chuyển Thẩm phán không?
Pháp luật
Tòa án nhân dân cấp tỉnh sẽ tiến hành giải quyết phá sản trong những trường hợp nào? Thẩm phán tiến hành thủ tục phá sản sẽ có quyền gì?
Pháp luật
Tòa án nhân dân tỉnh có quyền xét xử sơ thẩm vụ án hình sự mà bị cáo là nhà chức sắc tôn giáo không?
Pháp luật
Ai có quyền bổ nhiệm chức danh Chánh Tòa hình sự tại Tòa án nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương?
Pháp luật
Phải có Hội đồng kiểm tra việc bảo dưỡng, sửa chữa xe của Tòa án nhân dân cấp tỉnh trong trường hợp nào? Hội đồng kiểm tra gồm những ai?
Pháp luật
Tổ chức thi đua trong Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo hình thức nào? Các nội dung gì có trong tổ chức phong trào thi đua của Tòa án nhân dân cấp tỉnh?
Pháp luật
Quy trình chỉnh lý hồ sơ vụ án để lưu trữ của Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo các bước như thế nào? Hồ sơ vụ án sau chỉnh lý cần đảm bảo những yêu cầu gì?
Pháp luật
Tòa án nào có thẩm quyền giải quyết tranh chấp chia tài sản khi ly hôn là bất động sản? Nguyên đơn có quyền lựa chọn Tòa án giải quyết tranh chấp trong trường hợp nào?
Pháp luật
Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh có quyền điều động, luân chuyển Thẩm phán từ Tòa án nhân dân này đến làm nhiệm vụ tại Tòa án nhân dân khác hay không?
Đặt câu hỏi

Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

Đi đến trang Tìm kiếm nội dung Tư vấn pháp luật - Tòa án nhân dân tỉnh
Nguyễn Hoàng Tuấn Kiệt Lưu bài viết
24,997 lượt xem
TÌM KIẾM LIÊN QUAN
Tòa án nhân dân tỉnh

TÌM KIẾM VĂN BẢN
Xem toàn bộ văn bản về Tòa án nhân dân tỉnh

Chủ quản: Công ty THƯ VIỆN PHÁP LUẬT. Giấy phép số: 27/GP-TTĐT, do Sở TTTT TP. HCM cấp ngày 09/05/2019.
Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ - Số điện thoại liên hệ: 028 3930 3279
Địa chỉ: P.702A , Centre Point, 106 Nguyễn Văn Trỗi, P.8, Q. Phú Nhuận, TP. HCM;
Địa điểm Kinh Doanh: Số 17 Nguyễn Gia Thiều, P. Võ Thị Sáu, Q3, TP. HCM;
Chứng nhận bản quyền tác giả số 416/2021/QTG ngày 18/01/2021, cấp bởi Bộ Văn hoá - Thể thao - Du lịch
Thông báo
Bạn không có thông báo nào