Bộ Công Thương có thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử không?
Bộ Công Thương có thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử không?
Theo căn cứ tại Điều 1 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Vị trí và chức năng
Bộ Công Thương là cơ quan của Chính phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước về công nghiệp và thương mại, bao gồm các ngành và lĩnh vực: Điện, than, dầu khí, năng lượng mới, năng lượng tái tạo, hóa chất, vật liệu nô công nghiệp, công nghiệp cơ khí, luyện kim, công nghiệp khai thác mỏ và chế biến khoáng sản, công nghiệp tiêu dùng, công nghiệp thực phẩm, công nghiệp hỗ trợ, công nghiệp môi trường, công nghiệp công nghệ cao (không bao gồm công nghiệp công nghệ thông tin); cụm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, khuyến công; thương mại trong nước; xuất nhập khẩu, thương mại biên giới; dịch vụ logistics; phát triển thị trường ngoài nước; quản lý thị trường; xúc tiến thương mại; thương mại điện tử; dịch vụ thương mại; hội nhập kinh tế quốc tế; cạnh tranh, bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; phòng vệ thương mại; các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ.
Như vậy, Bộ Công Thương có thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử.
Bộ Công Thương có thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử không? (hình từ internet).
Bộ Công thương có nhiệm vụ và quyền hạn gì trong việc thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử?
Theo khoản 18 Điều 2 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Bộ Công thương trong việc thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử như sau:
- Thực hiện quản lý nhà nước về thương mại điện tử. Chủ trì, phối hợp, tổ chức thực hiện các chiến lược, kế hoạch, chương trình phát triển thương mại điện tử, chính sách và pháp luật điều chỉnh trong hoạt động thương mại điện tử;
- Tổ chức thực hiện các cơ chế khuyến khích, hỗ trợ và định hướng phát triển những mô hình kinh doanh mới trên nền tảng ứng dụng thương mại điện tử, ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực công thương;
- Hướng dẫn, kiểm tra về nội dung, điều kiện hoạt động thương mại điện tử; quản lý, giám sát hoạt động thương mại điện tử và các mô hình hoạt động kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ số theo quy định của pháp luật;
- Thiết lập và vận hành những hạ tầng thiết yếu cho thương mại điện tử; xây dựng khung kiến trúc và nền tảng kỹ thuật dùng chung cho các mô hình kinh doanh dựa trên ứng dụng công nghệ số trong lĩnh vực công thương;
- Xây dựng, phát triển hạ tầng thương mại điện tử và ứng dụng công nghệ số trong ngành công thương, hỗ trợ doanh nghiệp liên kết thông qua chuỗi giá trị, phát triển thị trường thúc đẩy hoạt động xuất khẩu;
- Thực hiện quản lý nhà nước về chuyển đổi số trong ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý nhà nước của bộ, phát triển kinh tế số ngành công thương.
Cục nào giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử?
Theo khoản 23 Điều 3 Nghị định 96/2022/NĐ-CP quy định như sau:
Cơ cấu tổ chức
1. Vụ Kế hoạch - Tài chính.
2. Vụ Khoa học và Công nghệ.
3. Vụ Thị trường châu Á - châu Phi.
4. Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ.
5. Vụ Chính sách thương mại đa biên.
6. Vụ Thị trường trong nước.
7. Vụ Dầu khí và Than.
8. Vụ Tiết kiệm năng lượng và Phát triển bền vững.
9. Vụ Tổ chức cán bộ.
10. Vụ Pháp chế.
11. Thanh tra Bộ.
12. Văn phòng Bộ.
13. Tổng cục Quản lý thị trường.
14. Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.
15. Cục Điều tiết điện lực.
16. Cục Công nghiệp.
17. Cục Điện lực và Năng lượng tái tạo.
18. Cục Phòng vệ thương mại.
19. Cục Xúc tiến thương mại.
20. Cục Công Thương địa phương.
21. Cục Xuất nhập khẩu.
22. Cục Kỹ thuật an toàn và Môi trường công nghiệp.
23. Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số.
..
Các tổ chức quy định từ khoản 1 đến khoản 24 Điều này là các tổ chức giúp Bộ trưởng thực hiện chức năng quản lý nhà nước; các tổ chức quy định từ khoản 25 đến khoản 28 là các đơn vị sự nghiệp phục vụ chức năng quản lý nhà nước của bộ.
Vụ Chính sách thương mại đa biên được tổ chức 3 phòng, Vụ Thị trường châu Á - châu Phi được tổ chức 3 phòng, Vụ Thị trường châu Âu - châu Mỹ được tổ chức 3 phòng.
Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Chính phủ Nghị định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Ủy ban Cạnh tranh quốc gia.
Bộ trưởng Bộ Công Thương trình Thủ tướng Chính phủ: Quyết định quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục Quản lý thị trường; ban hành danh sách các đơn vị sự nghiệp công lập khác trực thuộc bộ.
Bộ trưởng Bộ Công Thương quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của các đơn vị trực thuộc Bộ, trừ đơn vị quy định tại khoản 13, 14 Điều này.
Như vậy, Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số giúp Bộ trưởng Bộ Công thương thực hiện chức năng quản lý nhà nước trong lĩnh vực thương mại điện tử
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Sửa đổi Nghị định 24/2024/NĐ-CP về lựa chọn nhà thầu hướng dẫn Luật Đấu thầu 2023 theo dự thảo thế nào?
- Đề cương tuyên truyền kỷ niệm 80 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam và 35 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân?
- Hướng dẫn ghi Phiếu lấy ý kiến đồng nghiệp trong tổ chuyên môn đối với giáo viên cơ sở phổ thông mới nhất?
- Người nhận hối lộ trong việc đăng ký cư trú có nằm trong hành vi bị pháp luật nghiêm cấm không?
- Trường hợp đăng ký biến động đất đai thì chi nhánh của tổ chức đăng ký đất đai có thẩm quyền cấp sổ đỏ không?