Bệnh phó thương hàn lợn thường xuất hiện ở lợn từ bao nhiêu tháng tuổi? Lấy mẫu bệnh phẩm ở lợn sống như thế nào?
Bệnh phó thương hàn lợn thường xuất hiện ở lợn từ bao nhiêu tháng tuổi?
Theo tiết 5.1.2 tiểu mục 5.1 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-19:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 19: Bệnh phó thương hàn lợn quy định về triệu chứng lâm sàng của bệnh phó thương hàn lợn như sau:
Cách tiến hành
5.1. Chẩn đoán lâm sàng
...
5.1.2. Triệu chứng lâm sàng
Thể bại huyết
- Thể bệnh này thường gặp ở lợn con cai sữa dưới 2 tháng tuổi.
- Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là lợn ủ rũ, bỏ ăn, nằm rúc đầu vào góc chuồng, một vài lợn chết có biểu hiện tím tái ở bốn chân và vùng bụng.
- Lợn sốt cao từ 40,5 °C đến 41,5 °C.
- Ho nhẹ, khó thở.
- Tỷ lệ chết cao.
- Lợn trưởng thành khi mắc thể bệnh này thường chết đột ngột hoặc sảy thai.
Thể viêm ruột
- Thể bệnh này thường gặp ở lợn con từ cai sữa đến 4 tháng tuổi.
- Lợn ỉa chảy phân loãng màu vàng có khi dính máu, màng nhày và fibrin, có thể bị đi bị lại vài lần và kéo dài đến vài tuần.
- Lợn mất nước, gầy, sốt từng cơn.
- Tỉ lệ chết thấp và chỉ xảy ra sau khi đi ỉa chảy vài tuần, còn phần lớn các lợn có thể hồi phục và trở thành vật mang trùng.
...
Theo đó, bệnh phó thương hàn lợn được chia làm hai thể là thể bại huyết và thể viêm ruột.
Ở thể bại huyết thì bệnh phó thương hàn lợn thường gây bệnh cho lợn con cai sữa dưới 2 tháng tuổi, một số triệu chứng lâm sàng có thể nhận biết như:
- Dấu hiệu đầu tiên của bệnh là lợn ủ rũ, bỏ ăn, nằm rúc đầu vào góc chuồng, một vài lợn chết có biểu hiện tím tái ở bốn chân và vùng bụng.
- Lợn sốt cao từ 40,5 °C đến 41,5 °C.
- Ho nhẹ, khó thở.
- Tỷ lệ chết cao.
- Lợn trưởng thành khi mắc thể bệnh này thường chết đột ngột hoặc sảy thai.
Đối với thể viêm ruột thì bệnh phó thương hàn lợn thường gây bệnh ở lợn con từ cai sữa đến 4 tháng tuổi, một số triệu chứng lâm sàng có thể nhận biết như:
- Lợn ỉa chảy phân loãng màu vàng có khi dính máu, màng nhày và fibrin, có thể bị đi bị lại vài lần và kéo dài đến vài tuần.
- Lợn mất nước, gầy, sốt từng cơn.
- Tỉ lệ chết thấp và chỉ xảy ra sau khi đi ỉa chảy vài tuần, còn phần lớn các lợn có thể hồi phục và trở thành vật mang trùng.
Bệnh phó thương hàn lợn thường xuất hiện ở lợn từ bao nhiêu tháng tuổi? (Hình từ internet)
Lợn có triệu chứng mắc bệnh phó thương hàn lợn thì lấy mẫu bệnh phẩm như thế nào để chẩn đoán bệnh?
Theo tiết 5.2.1 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-19:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 19: Bệnh phó thương hàn lợn quy định về việc lấy mẫu bệnh phẩm ở lợn sống đang có triệu chứng mắc bệnh phó thương hàn lợn như sau:
Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
5.2.1. Lấy mẫu
Lợn chết nghi mắc bệnh thể bại huyết lấy bệnh phẩm là: máu, lách, gan, phổi. Mỗi loại bệnh phẩm được lấy vô trùng từ 50 g đến 100 g.
Lợn chết nghi mắc bệnh thể viêm ruột lấy bệnh phẩm là ruột hoặc chất chứa ruột vùng hồi tràng, hạch lympho vùng hồi manh tràng.
Lợn sống: lấy mẫu là phân trực tràng (lấy khoảng 10 g), dịch ngoáy họng vùng amidan.
Cho mỗi loại bệnh phẩm vào từng lọ hay túi ni lon vô trùng riêng biệt, đậy kín, bảo quản trong điều kiện lạnh từ 2 °C đến 8 °C và gửi về phòng thí nghiệm chậm nhất 24 h sau khi lấy mẫu.
Gửi kèm theo bệnh phẩm giấy yêu cầu xét nghiệm có ghi rõ triệu chứng, bệnh tích và đặc điểm dịch tễ.
...
Đối với lợn sống, có triệu chứng mắc bệnh phó thương hàn lợn thì có thể lấy mẫu bệnh phẩm là trực tràng (khoảng 1g) hoặc dịch ngoáy họng vùng amidan.
Thực hiện phân lập vi khuẩn từ mẫu bệnh phẩm lấy từ lợn có triệu chứng mắc bệnh phó thương hàn như thế nào?
Theo tiết 5.2.2 tiểu mục 5.2 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-19:2014 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 19: Bệnh phó thương hàn lợn quy định về phân lập vi khuẩn như sau:
Cách tiến hành
...
5.2. Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
...
5.2.2. Phân lập vi khuẩn
Bệnh phẩm được cấy vào các môi trường: môi trường nước thịt (xem 3.2), môi trường thạch máu (xem 3.1), môi trường chọn lọc (thạch MacConkey, thạch Brillian green, thạch XLD (xem 3.3)), nuôi cấy hiếu khí trong tủ ấm ở 37 °C (xem 4.1) trong 24 h.
Với những bệnh phẩm là phân, dịch ruột, dịch ngoáy họng hoặc bệnh phẩm phủ tạng nghi bị nhiễm tạp khuẩn, cấy vào môi trường tăng sinh như môi trường tetrathionate (xem 3.8), nuôi cấy hiếu khí trong tủ ấm ở 42 °C (xem 4.2) từ 36 h đến 48 h. Sau đó cấy chuyển vào môi trường thông thường và môi trường chọn Iọc.
Sau 24 h nuôi cấy, hình thái khuẩn lạc Salmonella trên các môi trường phân lập như sau:
Trên môi trường thạch máu (xem 3.1): khuẩn lạc có hình tròn, trơn, mặt vồng và màu trắng hơi đục.
Trên môi trường thạch MacConkey (xem 3.3): khuẩn lạc có hình tròn, trơn, hình vòm màu trắng hơi đục.
Trên môi trường thạch Brillian green (xem 3.3): khuẩn lạc có hình tròn, trơn, màu hồng đậm.
Trên môi trường thạch XLD (xem 3.3): khuẩn lạc có hình tròn, trơn, màu đỏ có nhân đen.
Chọn khuẩn lạc nghi ngờ cấy vào môi trường thạch máu (xem 3.1), nước peptone (xem 3.4) hoặc môi trường nước thịt (xem 3.2), nuôi trong tủ ấm (xem 4.1) từ 18 h đến 24 h để kiểm tra đặc tính sinh hóa hay giám định vi khuẩn bằng phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction) (xem Phụ lục B).
...
Dùng mẫu bệnh phẩm thu được cấy vào các loại môi trường: môi trường nước thịt, môi trường thạch máu, môi trường chọn lọc (thạch MacConkey, thạch Brillian green, thạch XLD), nuôi cấy hiếu khí trong tủ ấm ở 37 °C trong 24 h.
Với những bệnh phẩm là phân, dịch ruột, dịch ngoáy họng hoặc bệnh phẩm phủ tạng nghi bị nhiễm tạp khuẩn, cấy vào môi trường tăng sinh như môi trường tetrathionate (xem 3.8), nuôi cấy hiếu khí trong tủ ấm ở 42 °C (xem 4.2) từ 36 h đến 48 h. Sau đó cấy chuyển vào môi trường thông thường và môi trường chọn Iọc.
Sau 24 h nuôi cấy, hình thái khuẩn lạc Salmonella trên các môi trường phân lập như sau:
- Trên môi trường thạch máu : khuẩn lạc có hình tròn, trơn, mặt vồng và màu trắng hơi đục.
- Trên môi trường thạch MacConkey: khuẩn lạc có hình tròn, trơn, hình vòm màu trắng hơi đục.
- Trên môi trường thạch Brillian green: khuẩn lạc có hình tròn, trơn, màu hồng đậm.
- Trên môi trường thạch XLD: khuẩn lạc có hình tròn, trơn, màu đỏ có nhân đen.
Đối với những khuẩn lạc nghi ngờ thì tiếp tục cấy vào những môi trường như môi trường thạch máu, nước peptone hoặc môi trường nước thịt, nuôi trong tủ ấm từ 18 h đến 24 h để kiểm tra đặc tính sinh hóa hay giám định vi khuẩn bằng phương pháp PCR (Polymerase Chain Reaction)
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu đề xuất mức xếp loại chất lượng đảng viên cuối năm là mẫu nào? Tải về file word mẫu đề xuất?
- Công trình xây dựng có lắp đặt điện mặt trời mái nhà tự sản xuất, tự tiêu thụ có phải thực hiện điều chỉnh quy hoạch đất năng lượng?
- Súng phóng dây mồi có phải là vũ khí thô sơ không? Quân đội nhân dân có được trang bị súng phóng dây mồi không?
- Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh là gì? Đảng đoàn, ban cán sự đảng cấp tỉnh biểu quyết và quyết nghị những vấn đề nào?
- Hợp đồng tương lai chỉ số có được giao dịch vào thứ Bảy? Nguyên tắc xác định giá khớp lệnh liên tục của hợp đồng tương lai chỉ số là gì?