Bệnh Lympho leuko ở gà là bệnh như thế nào? Bệnh Lymphoid leuko thường xuất hiện ở gà từ bao nhiêu ngày tuổi?
Bệnh Lympho leuko ở gà là bệnh như thế nào?
Theo Mục 2 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-29:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 29: Bệnh Lympho Leuko ở gà quy định về bệnh Lympho leuko như sau:
Thuật ngữ và định nghĩa
Trong tiêu chuẩn này sử dụng thuật ngữ và định nghĩa sau:
2.1. Bệnh Lympho leuko (Lymphoid leukosis of chicken)
Bệnh do virus thuộc nhóm Leukovirus, giống Alpharetrovirus, họ Retroviridae gây ra ở gà, đặc trưng của bệnh là tăng sinh cao độ tế bào lympho non, hình thành các khối u nằm rải rác hoặc tràn lan trong các cơ quan nội tạng.
CHÚ THÍCH: Virus gây bệnh Lympho leuko được chia thành các phân nhóm A, B, C, D và J dựa trên sự khác biệt đặc tính kháng nguyên glycoprotein. Virus gây bệnh Lympho leuko nhân lên ở hầu hết các mô, cơ quan trong cơ thể.
Theo tiêu chuẩn trên thì bệnh Lympho leuko ở gà là bệnh do virus thuộc nhóm Leukovirus, giống Alpharetrovirus, họ Retroviridae gây ra.
Bệnh Lympho leuko gây tăng sinh cao độ tế bào lympho non, hình thành các khối u nằm rải rác hoặc tràn lan trong các cơ quan nội tạng.
Bệnh Lympho leuko ở gà là bệnh như thế nào? (Hình từ Internet)
Bệnh Lympho leuko thường xuất hiện ở gà từ bao nhiêu ngày tuổi?
Theo Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-29:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 29: Bệnh Lympho Leuko ở gà quy định về chẩn đoán lâm sàng của bệnh Lympho leuko như sau:
Chẩn đoán lâm sàng
5.1. Đặc điểm dịch tễ
- Gà con từ 1 ngày tuổi đến 10 ngày tuổi dễ nhiễm bệnh, nhưng không có biểu hiện lâm sàng.
- Thường gà trên 16 tuần tuổi các triệu chứng của bệnh mới thể hiện rõ;
- Tỷ lệ ốm và chết cao nhất thường ở gà từ tuần tuổi thứ 24 đến tuần tuổi thứ 26;
- Virus thường gây bệnh phổ biến ở các đàn gà công nghiệp;
- Virus gây bệnh Lympho leuko lan truyền chủ yếu qua trứng. Có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.
5.2. Triệu chứng lâm sàng
Triệu chứng bệnh Lympho leuko thường không điển hình:
- Gà thường ủ rũ, mệt mỏi, kém ăn, gầy và ỉa chảy;
- Mào yếm nhợt nhạt, thiếu máu;
- Xoang bụng căng phồng;
- Ở gà đẻ giảm sản lượng trứng.
5.3. Bệnh tích đại thể
- Bệnh tích đặc trưng của bệnh Lympho leuko là sự hình thành các khối u: khối u thường mềm, nhẵn và bóng, mặt cắt có màu xám nhạt đến màu trắng kem, hiếm khi có vùng hoại tử. Khối u có thể là dạng u cục, dạng hạt kê, dạng lan tràn hoặc hỗn hợp các dạng này;
- Dạng u cục thường có đường kính từ 0,5 cm đến 5 cm, thường dạng hình cầu hoặc dạng phẳng trên bề mặt tổ chức;
- Dạng hạt kê gồm các u nhỏ có đường kính dưới 2 mm, đồng đều và phân bố ở khắp nhu mô;
- Dạng lan tràn: các cơ quan sưng to, màu xám nhạt, dễ nát;
- Gan, lách, thận: sưng to, có các khối u;
- Có khối u ở túi Fabricius, đôi khi thấy ở tủy xương;
- Gan: thường bở, nhạt màu; trên bề mặt có các u cục màu trắng xám, nhỏ bằng đầu đinh ghim hoặc to nổi ghồ lên bề mặt.
...
Như vậy, bệnh Lympho leuko thường xuất hiện ở gà con từ 1 ngày tuổi đến 10 ngày tuổi. Tuy nhiên, gà con mắc bệnh sẽ không có biểu hiện lâm sàng.
Thường gà trên 16 tuần tuổi các triệu chứng của bệnh mới thể hiện rõ; tỷ lệ ốm và chết cao nhất thường ở gà từ tuần tuổi thứ 24 đến tuần tuổi thứ 26.
Virus thường gây bệnh phổ biến ở các đàn gà công nghiệp; bệnh Lympho leuko lan truyền chủ yếu qua trứng. Có thể lây lan qua tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp.
Cần bao nhiêu cá thể gà có triệu chứng mắc bệnh Lympho leuko để tiến hành lấy mẫu bệnh phẩm chẩn đoán bệnh?
Theo Mục 6 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 8400-29:2015 về Bệnh động vật - Quy trình chẩn đoán - Phần 29: Bệnh Lympho Leuko ở gà quy định về việc lấy mẫu bệnh phẩm như sau:
Chẩn đoán trong phòng thí nghiệm
6.1. Phương pháp parafin phát hiện bệnh Lympho leuko
6.1.1. Lấy mẫu
Chọn từ 3 con gà đến 5 con gà có triệu chứng điển hình mổ lấy các bệnh phẩm sau:
- Dây thần kinh: lấy hai dây thần kinh đùi và hai đây thần kinh cánh, độ dài khoảng 2 cm;
- Gan: lấy phần gan nghi có bệnh tích với độ dày khoảng 0,5 cm;
- Lách, thận: cắt một miếng với độ dày khoảng 0,5 cm;
- Túi Fabricius: cắt ngang túi Fabricius;
- Não: mở hộp sọ, lấy phần đại não và tiểu não;
- Bệnh phẩm da: lấy phần da có các nang lông sưng to.
Các mẫu bệnh phẩm trên cho vào lọ chứa formalin (3.1.1) sao cho thể tích mẫu bệnh phẩm và formalin có tỷ lệ khoảng 1:10, ghi ký hiệu mẫu trên lọ.
CHÚ THÍCH: Đồng thời kèm theo Phiếu gửi bệnh phẩm ghi rõ yêu cầu xét nghiệm và những thông tin về dịch tễ, các biểu hiện triệu chứng, bệnh tích của bệnh.
...
Như vậy, có thể chọn từ 3 con gà đến 5 con gà có triệu chứng điển hình của bệnh Lympho Leuko để lấy mẫu bệnh phẩm tiến hành chẩn đoán bệnh.
Các mẫu bệnh phẩm có thể dùng cho việc chẩn đoán gồm dây thần kinh; gan; lách, thận; túi Fabricius; não; bệnh phẩm da.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Giáo viên chủ nhiệm có được tham dự các cuộc họp của Hội đồng kỷ luật học sinh? Giáo viên có được làm chủ tịch Hội đồng kỷ luật học sinh?
- Có phải ký hợp đồng đào tạo khi người sử dụng lao động tuyển người vào học nghề để làm việc cho mình không?
- Những ai được bắt người đang bị truy nã? Có được bắt người đang bị truy nã vào ban đêm hay không?
- Thời hạn sử dụng đất nông nghiệp là bao lâu? Theo Luật Đất đai 2024 chuyển nhượng đất nông nghiệp hết thời hạn sử dụng có được không?
- Phương pháp xác định từ khối lượng xây dựng tính theo thiết kế cơ sở có phải cơ sở xác định tổng mức đầu tư xây dựng không?