Bệnh giảm áp nghề nghiệp dễ mắc phải nếu làm những công việc nào? Người lao động mắc bệnh này có được hưởng bảo hiểm xã hội không?
Bệnh giảm áp nghề nghiệp dễ mắc phải nếu người lao động làm những công việc nào?
Căn cứ theo Mục 3 Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:
1. Định nghĩa bệnh
Bệnh giảm áp nghề nghiệp là bệnh xảy ra do thay đổi áp suất môi trường làm việc một cách đột ngột.
2. Yếu tố gây bệnh
Các bọt khí trong lòng mạch máu, trong mô được hình thành do thay đổi đột ngột áp suất bên ngoài cơ thể trong quá trình lao động.
3. Nghề, công việc thường gặp và nguồn tiếp xúc
- Lặn;
- Làm việc trong buồng cao áp, hòm chìm; trong hầm mỏ sâu; công trình ngầm;
- Các nghề, công việc khác trong quy trình làm việc có quá trình thay đổi đột ngột áp suất bên ngoài cơ thể.
Như vậy, bệnh giảm áp nghề nghiệp là bệnh xảy ra do thay đổi áp suất môi trường làm việc một cách đột ngột.
Yếu tố gây ra bệnh này là các bọt khí trong lòng mạch máu, trong mô được hình thành do thay đổi đột ngột áp suất bên ngoài cơ thể trong quá trình lao động.
Người lao động dễ mắc bệnh giảm áp nghề nghiệp nếu làm những công việc nào:
- Lặn;
- Làm việc trong buồng cao áp, hòm chìm; trong hầm mỏ sâu; công trình ngầm;
- Các nghề, công việc khác trong quy trình làm việc có quá trình thay đổi đột ngột áp suất bên ngoài cơ thể.
Bệnh nghề nghiệp được hưởng bảo hiểm xã hội (Hình từ Internet)
Người lao động mắc bệnh giảm áp nghề nghiệp thì có được hưởng bảo hiểm xã hội không?
Căn cứ theo khoản 19 Điều 3 Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định như sau:
Danh mục bệnh nghề nghiệp được bảo hiểm và hướng dẫn chẩn đoán, giám định
...
16. Bệnh nhiễm độc cacbon monoxit nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 16 ban hành kèm theo Thông tư này.
17. Bệnh nhiễm độc cadimi nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán, giám định quy định tại Phụ lục 17 ban hành kèm theo Thông tư này.
18. Bệnh điếc nghề nghiệp do tiếng ồn và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 18 ban hành kèm theo Thông tư này.
19. Bệnh giảm áp nghề nghiệp và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư này.
20. Bệnh nghề nghiệp do rung toàn thân và hướng dẫn chẩn đoán giám định quy định tại Phụ lục 20 ban hành kèm theo Thông tư này.
...
Như vậy, người lao động mắc bệnh giảm áp nghề nghiệp thì sẽ được hưởng bảo hiểm xã hội.
Hướng dẫn chẩn đoán giám đối với bệnh này được quy định tại Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT.
Bệnh giảm áp nghề nghiệp được chẩn đoán lâm sàng sẽ có những triệu chứng nào?
Căn cứ theo Mục 7 Phụ lục 19 ban hành kèm theo Thông tư 15/2016/TT-BYT quy định như sau:
Chẩn đoán
7.1. Lâm sàng
7.1.1. Bệnh giảm áp
a) Cấp tính
- Mức độ nhẹ: Là hình thành bóng khí dưới da (tràn khí dưới da), tràn khí màng phổi, trung thất hoặc xương, khớp (thường gặp nhất là khớp gối, khớp háng, khớp vai, xương);
- Mức độ nặng: Bóng khí chèn ép tủy sống, não gây liệt nửa người hoặc liệt nửa người dưới (từ chỗ bóng khí chèn ép trở xuống), tắc mạch do bóng khí gây ra các triệu chứng như trong trường hợp tắc mạch do không khí giống như trong vỡ phổi.
+ Chấn thương tai giữa: nên vòi Eustache bị viêm tắc, có thể gây ra rách màng nhĩ làm chảy máu tai trong. Bệnh nhân cảm thấy đau chói ở tai và máu tươi chảy ra tai ngoài, đôi khi chảy cả qua mũi;
+ Chấn thương xoang: gây chảy máu mũi, viêm xoang cấp tính nếu không điều trị kịp thời sẽ chuyển thành viêm xoang mạn tính;
+ Chấn thương phổi: thường là vỡ phổi gây khó thở, rối loạn nhịp thở, đau ngực dữ dội sau xương ức, ho ra máu tươi. Nghe phổi thấy nhiều ran ẩm, mệt mỏi, tím tái, tinh thần hoảng hốt, nặng hơn có thể dẫn tới shock hoặc đột quy. Hậu quả của vỡ phổi gây ra tràn không khí vào máu, khi đến các nơi mạch có đường kính lớn hơn bóng không khí sẽ gây tắc mạch, vùng cơ thể phía sau chỗ bị tắc mạch khí sẽ bị nhồi máu: nhồi máu cơ tim gây đau thắt ngực, nhồi máu não sẽ gây liệt nửa người thường là nửa người phải;
+ Chấn thương tai trong: bóng khí đến mạch máu của tai trong gây tắc mạch khí hoặc không khí dẫn đến thiếu máu tai trong, tổn thương ốc tai không phục hồi có hoặc không tổn thương mê nhĩ, vỡ cửa sổ bầu dục và bong xương bàn đạp gây nghe kém, hội chứng tiền đình.
b) Mạn tính
- Chấn thương tai giữa và xoang nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách sẽ đưa tới viêm tai giữa, viêm mũi xoang mạn tính;
- Chấn thương tai trong có thể gây ra giảm hoặc mất sức nghe, có thể kèm hội chứng tiền đình;
- Đau xương hoặc khớp do xương, khớp bị hoại tử;
- Liệt nửa người dưới, hoặc nửa cơ thể.
Như vậy, bệnh giảm áp nghề nghiệp được chẩn đoán lâm sàng sẽ có những triệu chứng như trên.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Không xi nhan phạt bao nhiêu 2025? Điều kiện phương tiện tham gia giao thông đường bộ 2025 như thế nào?
- Tỉa chân nhang trước hay sau cúng ông công ông táo 2025? Lưu ý khi rút tỉa chân hương cúng ông công ông táo 2025?
- Nhiệm vụ khảo sát xây dựng được sửa đổi, bổ sung trong những trường hợp nào theo Nghị định 175?
- Đối tượng nghỉ hưu trước tuổi được hưởng 3 loại trợ cấp theo Nghị định 178? Hướng dẫn cách tính trợ cấp được hưởng?
- Mẫu Tờ trình thành lập chi bộ mới nhất là mẫu nào? Tải mẫu? Điều kiện thành lập chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở?