Bảo lãnh phát hành chứng khoán là gì? Có được bảo lãnh phát hành chứng khoán cho tổ chức, cá nhân trực thuộc công ty mình hay không?
Bảo lãnh phát hành chứng khoán là gì?
Theo quy định tại khoản 31 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, cụ thể:
Bảo lãnh phát hành chứng khoán là việc cam kết với tổ chức phát hành nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành để bán lại hoặc mua số chứng khoán còn lại chưa được phân phối hết hoặc cố gắng tối đa để phân phối số chứng khoán cần phát hành của tổ chức phát hành.
Về bản chất hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán là một dịch vụ thương mại do tổ chức bảo lãnh phát hành thực hiện theo yêu cầu của khách hàng là các tổ chức phát hành chứng khoán, với mục đích nhận tiền thù lao dịch vụ.
Bảo lãnh phát hành chứng khoán là gì? Có được bảo lãnh phát hành chứng khoán cho tổ chức, cá nhân trực thuộc công ty mình hay không?
Tải trọn bộ các văn bản về bảo lãnh phát hành chứng khoán hiện hành: Tại Đây
Cần đáp ứng những điều kiện nào để thực hiện việc bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng?
Điều 17 Luật Chứng khoán 2019, quy định về các điều kiện để thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng như sau:
- Tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng là công ty chứng khoán, tổ chức đáp ứng các điều kiện sau đây:
+ Được Ủy ban Chứng khoán Nhà nước cấp phép thực hiện hoạt động bảo lãnh phát hành chứng khoán theo quy định của Luật này;
+ Đáp ứng các chỉ tiêu an toàn tài chính theo quy định của pháp luật;
+ Không phải là người có liên quan với tổ chức phát hành.
- Tổ chức thực hiện bảo lãnh phát hành chứng khoán ra công chúng thực hiện bảo lãnh theo phương thức nhận mua một phần hoặc toàn bộ chứng khoán của tổ chức phát hành chỉ được phép bảo lãnh phát hành tổng giá trị chứng khoán không được lớn hơn vốn chủ sở hữu và không quá 15 lần hiệu số giữa giá trị tài sản ngắn hạn và nợ ngắn hạn tính theo báo cáo tài chính quý gần nhất.
Người có liên quan trong lĩnh vực chứng khoán được hiểu như thế nào?
Theo quy định tại khoản 46 Điều 4 Luật Chứng khoán 2019, quy định về người có liên quan như sau:
+ Doanh nghiệp và người nội bộ của doanh nghiệp đó; quỹ đại chúng, công ty đầu tư chứng khoán đại chúng và người nội bộ của quỹ đại chúng hoặc công ty đầu tư chứng khoán đại chúng đó;
+ Doanh nghiệp và tổ chức, cá nhân sở hữu trên 10% số cổ phiếu có quyền biểu quyết hoặc vốn góp của doanh nghiệp đó;
+ Tổ chức, cá nhân mà trong mối quan hệ với tổ chức, cá nhân khác trực tiếp, gián tiếp kiểm soát hoặc bị kiểm soát bởi tổ chức, cá nhân đó hoặc cùng với tổ chức, cá nhân đó chịu chung một sự kiểm soát;
+ Cá nhân và bố đẻ, mẹ đẻ, bố nuôi, mẹ nuôi, bố chồng, mẹ chồng, bố vợ, mẹ vợ, vợ, chồng, con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể, anh ruột, chị ruột, em ruột, anh rể, em rể, chị dâu, em dâu của cá nhân đó;
+ Công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán và các quỹ đầu tư chứng khoán, công ty đầu tư chứng khoán do công ty quản lý quỹ đầu tư chứng khoán đó quản lý;
+ Quan hệ hợp đồng trong đó một tổ chức, cá nhân là đại diện cho tổ chức, cá nhân kia;
+ Tổ chức, cá nhân khác là người có liên quan theo quy định của Luật Doanh nghiệp.
Như vậy, người nội bộ của công ty được xem là người có liên quan trong trường hợp này. Do đó, không đủ điều kiện để thực hiện việc bảo lãnh phát hành chứng khoán theo quy định tại Điều 17 Luật Chứng khoán 2019.
Vốn điều lệ tối thiểu là bao nhiêu để được thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán?
Theo quy định tại Điều 175 Nghị định 155/2020/NĐ-CP, quy định về vốn điều lệ tối thiểu đối với từng nghiệp vụ kinh doanh của công ty chứng khoán tại Việt Nam, cụ thể:
+ Môi giới chứng khoán: 25 tỷ đồng;
+ Tự doanh chứng khoán: 50 tỷ đồng;
+ Bảo lãnh phát hành chứng khoán: 165 tỷ đồng;
+ Tư vấn đầu tư chứng khoán: 10 tỷ đồng.
Ngoài ra, tại Điều khoản này còn có những quy định bổ sung như sau:
+ Vốn tối thiểu cấp cho chi nhánh công ty chứng khoán nước ngoài tại Việt Nam là 10 tỷ đồng.
+ Vốn điều lệ tối thiểu của công ty quản lý quỹ, vốn tối thiểu cấp cho chi nhánh công ty quản lý quỹ nước ngoài tại Việt Nam là 25 tỷ đồng.
+ Trường hợp tổ chức đề nghị cấp phép cho nhiều nghiệp vụ kinh doanh, vốn điều lệ tối thiểu là tổng số vốn tương ứng với từng nghiệp vụ đề nghị cấp phép.
Như vậy, để thực hiện nghiệp vụ bảo lãnh phát hành chứng khoán, công ty chứng khoán cần phải đáp ứng mức vốn điều lệ tối thiểu là 165 tỷ đồng.
Tóm lại, công ty chứng khoán thực hiện nghiệp vụ kinh doanh chứng khoán nếu đáp ứng đầy đủ các điều kiện theo quy định tại Điều 17 Luật Chứng khoán 2019 và mức vốn điều lệ tối thiểu theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?