Băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng là gì? Băng chắn nước được phân thành bao nhiêu loại?
- Băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng là gì? Băng chắn nước được phân thành bao nhiêu loại?
- Thi công lắp đặt băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng phải đảm bảo những yêu cầu gì?
- Việc nghiệm thu băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng được thực hiện theo trình tự thế nào?
Băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng là gì? Băng chắn nước được phân thành bao nhiêu loại?
Theo quy định tại Mục 3 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9384:2012, băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng là sản phẩm xây dựng có dạng băng dài được chế tạo sẵn để làm vật chắn nước chống thấm cho các mối nối công trinh xây dựng.
Căn cứ Mục 4 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9384:2012, băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng được phân loại như sau:
(1) Theo đặc trưng vật lý
Theo đặc trưng vật lý, băng chắn nước được phân thành các loại sau:
- Băng chắn nước cứng: là các băng kim loại được chế tạo từ đồng (đồng đỏ, đồng thau), thép không gỉ, tôn tráng kẽm và các loại vật liệu cứng khác.
- Băng chắn nước mềm: là các băng được chế tạo từ cao su thiên nhiên, cao su tổng hợp, từ các pôlime khác như polyvinylclorua, polyuretan, polyetylen...
(2) Theo khả năng biến dạng
Theo khả năng biến dạng, băng chắn nước được phân thành các loại sau:
- Băng dùng cho mối nối có chuyển dịch nhỏ (khe co giãn, mạch ngừng thi công): là băng không có cấu tạo bù chuyển dịch (mặt cắt ngang có dạng phẳng).
- Băng dùng cho mối nối có chuyển dịch lớn (khe giãn nở nhiệt, khe lún...): là băng có đoạn bù chuyển dịch tại tim băng (dạng ống rỗng, gập hình chữ U...).
(3) Theo vị trí lắp đặt
Theo vị trí lắp đặt, băng chắn nước được phân thành các loại sau:
- Băng đặt trong: vị trí băng ở trong khối xây hoặc khối bê tông.
- Băng đặt ngoài: vị trí băng ở biên khối xây hoặc khối bê tông.
Băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng (Hình từ Internet)
Thi công lắp đặt băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng phải đảm bảo những yêu cầu gì?
Theo tiết 5.3.1 tiểu mục 5.3 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9384:2012 thì việc thi công lắp đặt băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng phải đảm bảo những yêu cầu sau:
- Băng được lắp đúng vị trí thiết kế; khoảng cách giữa các điểm định vị phải đúng với yêu cầu nêu trong các Phụ lục D, E và không quá 50 cm. Độ lệch tâm băng so với thiết kế không vượt quá 5 mm; mép băng không được lệch khỏi mặt phẳng tiết diện ngang của băng quá 5 mm;
- Băng được cố định chắn chắn, đảm bảo không dịch chuyển trong quá trình đổ bê tông và sử dụng. Phương án định vị băng, ghép cốp pha, đổ bê tông phải tạo khả năng định vị lại băng trong trường hợp băng chuyển dịch khỏi vị trí thiết kế trong lúc thi công;
- Mặt băng được bảo vệ không để lây các chất làm giảm bám dính với bê tông hoặc vữa; phần tim băng (phần bù chuyển dịch nằm trong khe nối) không được cho bê tông hoặc vữa dính vào trong quá trình thi công;
- Băng được che chắn chống các tác động cơ học có hại, chống lửa hàn, hóa chất... bắn vào trong khi thi công;
- Băng chắn nước phải tạo thành một hệ liên tục trong phần kết cấu có khả năng tiếp xúc với nước. Mối hàn băng kim loại phải có bề mặt dạng vân vảy cá đều, kích thước phải đúng quy định trên toàn bộ chiều dài đường hàn; mối hàn kim loại không được có các khuyết tật như bọt khí, vết nứt, vết lõm, chỗ cháy thủng; mối hàn băng mềm phải được tạo phẳng, có kích thước hàn đúng quy định; vật liệu tại vị trí hàn phải đồng nhất, không có các khuyết tật dạng bọt, vệt lõm, cặn cháy.
Việc nghiệm thu băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng được thực hiện theo trình tự thế nào?
Theo quy định tại tiểu mục 5.4 Mục 5 Tiêu chuẩn quốc gia TCVN 9384:2012, việc nghiệm thu băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng trước khi lắp đặt được thực hiện theo trình tự nội dung hai bước sau:
(1) Nghiệm thu tính năng kỹ thuật băng trước khi lắp đặt.
Biên bản nghiệm thu băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng cần ghi rõ các vấn đề sau:
- Sự phù hợp của chủng loại băng so với thiết kế: băng chắn nước phải đúng chủng loại được thiết kế; nếu không có chỉ dẫn cụ thể về chủng loại thì băng phải có các thông số kỹ thuật đáp ứng các yêu cầu kỹ thuật của công trình.
- Sự hoàn chỉnh về chất lượng sản phẩm: kích thước và cấu hình đáp ứng yêu cầu thiết kế, không có các khuyết tật như đã nêu ở 5.1.
Khi cần, cơ quan tư vấn có thể chỉ định lấy mẫu thí nghiệm, kết quả thí nghiệm được đưa vào biên bản nghiệm thu. Chỉ cho phép lắp đặt băng sau khi nghiệm thu tính năng kỹ thuật của băng.
(2) Nghiệm thu băng trong khe nối trước khi đổ bê tông.
Biên bản nghiệm thu băng chắn nước dùng trong mối nối công trình xây dựng trong khe nối trước khi đổ bê tông cần ghi rõ các vấn đề:
- Sự chính xác của công tác lắp đặt: băng chắn nước phải được lắp đặt đúng vị trí thiết kế, độ lệch không vượt quá giới hạn nêu trong 5.3.1 a).
- Chất lượng công tác định vị băng: băng chắn nước phải được định vị chắc chắn; cách thức đặt băng cho phép định vị lại nếu trong quá trình đổ bê tông có sự chuyển dịch vị trí băng.
- Sự toàn vẹn và khả năng bảo vệ băng trong khi đổ bê tông; băng không được có khuyết tật do khâu lắp đặt gây ra; bề mặt băng cần được tẩy sạch các tạp chất và được bảo vệ chống dị vật rơi vào hoặc bê tông bám vào khoảng bù chuyển động của băng trong quá trình thi công.
Biên bản nghiệm thu là cơ sở cho việc tiến hành các bước thi công mối nối tiếp theo.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Quy định 225-QĐ/TW về giải mật thông tin công tác kiểm tra, giám sát và kỷ luật của Đảng ra sao?
- Người nộp thuế sử dụng đất phi nông nghiệp không phải khai tổng hợp trong những trường hợp nào?
- Hồ sơ đề nghị bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 bao gồm những gì? Quy định về cam kết bảo lãnh ra sao?
- Các đài truyền hình ngừng phát sóng theo Kế hoạch 141 về định hướng sắp xếp, tinh gọn tổ chức bộ máy?
- Hệ số trượt giá BHXH năm 2025 mới nhất như thế nào? Trường hợp nào người lao động không phải đóng BHXH bắt buộc?