Bán trực tiếp tài sản công là gì? Tài sản nào sẽ được phép áp dụng hình thức bán trực tiếp tài sản?
Bán trực tiếp tài sản công là gì?
Căn cứ theo khoản 8 Điều 3 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 quy định như sau:
Giải thích từ ngữ
Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
...
8. Bán trực tiếp tài sản công là hình thức bán tài sản công thông qua việc niêm yết giá hoặc chỉ định người mua tài sản.
...
Cùng với đó căn cứ theo khoản 2 Điều 43 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 quy định như sau:
Bán tài sản công tại cơ quan nhà nước
1. Tài sản công được bán trong các trường hợp sau đây:
a) Tài sản công bị thu hồi được xử lý theo hình thức bán quy định tại Điều 41 của Luật này;
b) Cơ quan nhà nước được giao sử dụng tài sản công không còn nhu cầu sử dụng hoặc giảm nhu cầu sử dụng do thay đổi về tổ chức hoặc thay đổi về chức năng, nhiệm vụ và nguyên nhân khác mà không xử lý theo hình thức thu hồi hoặc điều chuyển;
c) Thực hiện sắp xếp lại việc quản lý, sử dụng tài sản công;
d) Tài sản công được thanh lý theo hình thức bán quy định tại Điều 45 của Luật này.
2. Việc bán tài sản công được thực hiện theo hình thức đấu giá, trừ trường hợp bán các loại tài sản công có giá trị nhỏ theo hình thức niêm yết giá công khai hoặc bán chỉ định theo quy định của Chính phủ.
3. Cơ quan được giao thực hiện nhiệm vụ quản lý tài sản công quy định tại các khoản 1, 2 và 3 Điều 19 của Luật này hoặc cơ quan nhà nước có tài sản bán có trách nhiệm tổ chức bán tài sản theo quy định của pháp luật.
Theo đó, bán trực tiếp tài sản công là hình thức bán tài sản công thông qua việc niêm yết giá hoặc chỉ định người mua tài sản.
Cùng với đó, việc bán tài sản công được thực hiện theo hình thức đấu giá.
Và, trong trường hợp bán các loại tài sản công có giá trị nhỏ thì sẽ được thực hiện theo hình thức niêm yết giá công khai hoặc bán chỉ định theo quy định của Chính phủ.
Bán trực tiếp tài sản công là gì? Tài sản nào sẽ được phép áp dụng hình thức bán trực tiếp tài sản? (Hình từ Internet)
Tài sản nào sẽ được phép áp dụng hình thức bán trực tiếp tài sản?
Căn cứ theo khoản 6 Điều 109 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 quy định như sau:
Hình thức xử lý tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân
1. Giao cơ quan quản lý chuyên ngành để quản lý, xử lý theo quy định của pháp luật liên quan đối với vũ khí, vật liệu nổ, công cụ hỗ trợ, phương tiện kỹ thuật nghiệp vụ, phương tiện đặc chủng, tài sản khác liên quan đến quốc phòng, an ninh; bảo vật quốc gia, cổ vật và vật khác có giá trị lịch sử, văn hoá; hàng lâm sản quý hiếm và tài sản khác có yêu cầu quản lý đặc biệt theo quy định của pháp luật.
2. Giao hoặc điều chuyển cho cơ quan, tổ chức, đơn vị quản lý, sử dụng đối với tài sản được sử dụng làm trụ sở làm việc, cơ sở hoạt động sự nghiệp; phương tiện vận tải, máy móc, thiết bị.
3. Giao hoặc điều chuyển cho đối tượng được giao quản lý đối với tài sản kết cấu hạ tầng.
4. Nộp vào ngân sách nhà nước đối với tiền Việt Nam, ngoại tệ.
5. Tiêu hủy đối với tài sản không còn giá trị sử dụng hoặc buộc phải tiêu hủy theo quy định của pháp luật.
6. Thực hiện bán đối với tài sản không thuộc phạm vi quy định tại các khoản 1, 4 và 5 Điều này; tài sản quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này nhưng không áp dụng hình thức giao, điều chuyển. Việc bán tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá, trừ tài sản sau đây được áp dụng hình thức bán trực tiếp:
a) Tài sản là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng;
b) Tài sản có giá trị nhỏ theo quy định của Chính phủ.
Theo đó, việc bán tài sản được xác lập quyền sở hữu toàn dân được thực hiện theo quy định của pháp luật về đấu giá.
Tuy nhiên đối với các tài sản sau đây được áp dụng hình thức bán trực tiếp:
- Tài sản là hàng hóa, vật phẩm dễ bị hư hỏng;
- Tài sản có giá trị nhỏ theo quy định của Chính phủ.
Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân được quy định như thế nào?
Căn cứ theo Điều 107 Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 quy định như sau:
- Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản quy định tại điểm a khoản 1 Điều 106 của Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 được thực hiện thông qua quyết định tịch thu của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về xử lý vi phạm hành chính.
- Việc xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản quy định tại điểm b khoản 1 Điều 106 của Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 được thực hiện thông qua quyết định tịch thu của người có thẩm quyền theo quy định của pháp luật về hình sự, pháp luật về tố tụng hình sự và pháp luật về thi hành án dân sự.
- Thẩm quyền quyết định xác lập quyền sở hữu toàn dân đối với tài sản quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 106 của Luật Quản lý sử dụng tài sản công 2017 được thực hiện theo phân cấp của Chính phủ.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Mẫu quyết định phê duyệt nhiệm vụ và dự toán kinh phí NSNN để mua sắm tài sản trang thiết bị mới nhất?
- Danh sách kết quả kiểm tra tập sự hành nghề luật sư đợt 2 năm 2024 chính thức? Xem toàn bộ danh sách ở đâu?
- Loại gỗ nào thuộc danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu? Ai có thẩm quyền cho phép xuất khẩu loại gỗ này?
- Thưởng cuối năm là gì? Công ty phải thưởng cuối năm cho nhân viên? Tiền thưởng cuối năm có đóng thuế TNCN?
- Báo cáo kế hoạch đầu tư công trên Hệ thống thông tin và cơ sở dữ liệu quốc gia về đầu tư công là gì? Thời hạn gửi báo cáo trung hạn vốn NSNN?