Ban Thường trực Hội Luật gia cấp tỉnh bao gồm những ai và Ban Thường trực hoạt động theo chế độ nào?
Ban Thường trực Hội Luật gia cấp tỉnh bao gồm những ai và có nhiệm vụ, quyền hạn gì?
Cơ cấu, nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường trực Hội Luật gia cấp tỉnh theo khoản 1, khoản 2 Điều 26 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 quy định như sau:
Ban Thường trực Hội Luật gia cấp tỉnh gồm:
Chủ tịch, một số Phó Chủ tịch, Ủy viên Thư ký.
Ban Thường trực Hội Luật gia cấp tỉnh có những nhiệm vụ, quyền hạn sau đây:
- Thay mặt Ban Thường vụ điều hành công việc giữa hai kỳ họp Ban Thường vụ và xử lý công việc hàng ngày của cơ quan Hội;
- Thực hiện nhiệm vụ, quyền hạn của Ban Thường vụ khi được Ban Thường vụ ủy quyền;
- Chuẩn bị các nội dung hội nghị Ban Thường vụ;
- Lãnh đạo, quản lý toàn diện cơ quan Hội; thực hiện quyền, nghĩa vụ pháp nhân theo quy định của pháp luật.
Ban Thường trực Hội Luật gia cấp tỉnh (Hình từ Internet)
Ban Thường trực Hội Luật gia cấp tỉnh hoạt động theo chế độ nào?
Chệ độ hoạt động của Ban Thường trực Hội Luật gia cấp tỉnh theo khoản 3 Điều 26 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 quy định như sau:
Ban Thường trực hoạt động theo chế độ tập thể, quyết định theo đa số. Trong trường hợp số ý kiến tán thành và không tán thành ngang nhau thì quyết định thuộc về bên có ý kiến của Chủ tịch Hội.
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Luật gia cấp tỉnh là cơ quan nào?
Cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Luật gia cấp tỉnh theo Điều 21 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 quy định cụ thể:
Đại hội Hội Luật gia cấp tỉnh, Hội Luật gia cấp huyện, Chi hội Luật gia trực thuộc
1. Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể hội viên là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Luật gia cấp tỉnh, Hội Luật gia cấp huyện, Chi hội Luật gia trực thuộc; do Ban Chấp hành cùng cấp triệu tập theo nhiệm kỳ 5 năm.
Đại hội có thể được tổ chức bất thường khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số Ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên đề nghị.
Đại hội được tổ chức hợp lệ khi có trên 2/3 (hai phần ba) số đại biểu được triệu tập có mặt.
2. Đại hội có nhiệm vụ sau đây:
a) Thảo luận báo cáo của Ban Chấp hành về kết quả thực hiện nghị quyết nhiệm kỳ vừa qua và quyết định phương hướng hoạt động của Hội, Chi hội Luật gia trực thuộc nhiệm kỳ tới;
b) Thảo luận, góp ý kiến vào báo cáo kiểm điểm của Ban Chấp hành;
c) Bầu Ban Chấp hành, Ban Kiểm tra với số lượng ủy viên do Đại hội quyết định;
d) Thông qua Nghị quyết Đại hội;
đ) Thực hiện các nhiệm vụ khác theo quy định của Điều lệ Hội.
3. Nghị quyết của Đại hội phải được quá 1/2 (một phần hai) số đại biểu được triệu tập có mặt tại Đại hội biểu quyết tán thành.
Theo đó, Đại hội đại biểu hoặc Đại hội toàn thể hội viên là cơ quan lãnh đạo cao nhất của Hội Luật gia cấp tỉnh; do Ban Chấp hành cùng cấp triệu tập theo nhiệm kỳ 5 năm.
Bên cạnh đó, Đại hội có thể được tổ chức bất thường khi có ít nhất 2/3 (hai phần ba) tổng số Ủy viên Ban Chấp hành hoặc có ít nhất 1/2 (một phần hai) tổng số hội viên đề nghị.
Đại hội được tổ chức hợp lệ khi có trên 2/3 (hai phần ba) số đại biểu được triệu tập có mặt.
Thành lập Hội Luật gia cấp tỉnh do ai quyết định?
Quyết định thành lập Hội Luật gia cấp tỉnh tại Điều 12 Điều lệ Hội Luật gia Việt Nam ban hành kèm theo Quyết định 770/QĐ-TTg năm 2020 quy định cụ thể:
Tổ chức của Hội Luật gia Việt Nam
1. Hội Luật gia Việt Nam là tổ chức thống nhất trong phạm vi cả nước bao gồm:
a) Hội Luật gia Việt Nam;
b) Hội Luật gia tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương (gọi chung là Hội Luật gia cấp tỉnh);
c) Hội Luật gia huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh (gọi chung là Hội Luật gia cấp huyện);
d) Chi hội Luật gia trực thuộc.
2. Việc thành lập Hội Luật gia cấp tỉnh, cấp huyện do cấp có thẩm quyền ra quyết định cho phép thành lập theo quy định của pháp luật.
3. Việc thành lập các Chi hội Luật gia trực thuộc Trung ương Hội do Ban Thường vụ Trung ương Hội Luật gia Việt Nam quyết định.
4. Việc thành lập Chi hội Luật gia trực thuộc Hội Luật gia cấp tỉnh, cấp huyện do Ban Thường vụ Hội Luật gia cùng cấp quyết định.
5. Việc chia tách, sáp nhập, hợp nhất, giải thể các tổ chức của Hội thực hiện theo quy định của pháp luật, Điều lệ này.
Theo đó, việc thành lập Hội Luật gia cấp tỉnh do cấp có thẩm quyền ra quyết định cho phép thành lập theo quy định của pháp luật.











Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.

- Cơ cấu số lượng thành viên Chính phủ do ai quyết định? Chế độ làm việc của thành viên Chính phủ được thực hiện trên cơ sở nào?
- 1 số điện là bao nhiêu tiền? Máy lạnh chạy trong 1 giờ tốn bao nhiêu điện? Bảng giá điện sinh hoạt mới nhất?
- Bảng giá vé tham quan Dinh Độc Lập mới nhất? Giá vé vào tham quan Dinh Độc Lập dành cho sinh viên là bao nhiêu?
- Chuyển giao cho cấp xã thực hiện quản lý giáo dục đối với các trường từ mầm non đến trung học cơ sở theo Kết luận 137-KL/TW?
- Không lắp đặt hệ thống báo cháy chữa cháy dự kiến tăng nặng mức phạt theo đề xuất của Bộ Công an?