Bác sỹ muốn bảo lưu kết quả thực hành chuyên môn khám chữa bệnh về hồi sức cấp cứu thì cần thực hiện như thế nào?
- Bác sỹ muốn bảo lưu kết quả thực hành chuyên môn khám chữa bệnh về hồi sức cấp cứu thì cần thực hiện như thế nào?
- Thời gian thực hành chuyên môn khám chữa bệnh về hồi sức cấp cứu để cấp giấy phép hành nghề đối với bác sỹ là bao lâu?
- Bác sỹ có quyền yêu cầu bệnh nhân chi trả những chi phí khám chữa bệnh chưa được niêm yết công khai không?
Bác sỹ muốn bảo lưu kết quả thực hành chuyên môn khám chữa bệnh về hồi sức cấp cứu thì cần thực hiện như thế nào?
Bác sỹ là một trong những chức danh chuyên môn phải có giấy phép hành nghề khám chữa bệnh theo quy định tại Điều 26 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023.
Căn cứ theo quy định về bảo lưu kết quả thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với các chức danh chuyên môn tại khoản 2 Điều 4 Nghị định 96/2023/NĐ-CP như sau:
Bảo lưu kết quả thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với các chức danh chuyên môn
1. Cơ sở hướng dẫn thực hành có trách nhiệm bảo đảm người thực hành được làm việc theo chế độ làm việc của cơ sở. Trong quá trình thực hành vì lý do sức khỏe hoặc trường hợp bất khả kháng, người thực hành được tạm dừng thực hành trong thời gian tối đa 12 tháng và được bảo lưu các kết quả thực hành trước đó.
2. Việc bảo lưu kết quả thực hành thực hiện như sau:
a) Người thực hành có văn bản đề nghị bảo lưu kết quả thực hành và gửi kèm theo các tài liệu chứng minh lý do đề nghị bảo lưu;
b) Căn cứ đề nghị của người thực hành, người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh xem xét, quyết định việc bảo lưu, trường hợp không đồng ý bảo lưu người đứng đầu cơ sở khám bệnh, chữa bệnh phải có văn bản trả lời, nêu rõ lý do;
c) Trong thời gian 30 ngày sau khi hết thời gian bảo lưu, nếu người thực hành không có văn bản đề nghị tiếp tục thực hành hoặc đề nghị gia hạn thời gian bảo lưu thì kết quả bảo lưu không còn giá trị, tổng thời gian của các lần bảo lưu không quá 12 tháng.
Như vậy, theo quy định trên thì bác sỹ muốn bảo lưu kết quả thực hành chuyên môn khám chữa bệnh về hồi sức cấp cứu thực hiện như sau:
Bước 1: Bác sỹ gửi văn bản đề nghị bảo lưu kết quả thực hành chuyên môn khám chữa bệnh về hồi sức cấp cứu và các tài liệu chứng minh lý do bảo lưu kèm theo.
Bước 2: Người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh xem xét và quyết định việc bảo lưu.
Trường hợp không đồng ý bảo lưu thì người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh phải có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Lưu ý:
- Bác sỹ chỉ có thể bảo lưu kết quả thực hành trong 12 tháng vì lý do sức khỏe hoặc trường hợp bất khả kháng. (trường hợp bất khả kháng sẽ do người đứng đầu cơ sở khám chữa bệnh xem xét)
- Sau 30 ngày kể từ khi hết thời hạn bảo lưu, bác sỹ không có văn bản đề nghị tiếp tục thực hành hoặc gia hạn thời gian bảo lưu thì kết quả bảo lưu không còn giá trị.
Bác sỹ muốn bảo lưu kết quả thực hành chuyên môn khám chữa bệnh về hồi sức cấp cứu thì cần thực hiện như thế nào? (Hình từ Internet)
Thời gian thực hành chuyên môn khám chữa bệnh về hồi sức cấp cứu để cấp giấy phép hành nghề đối với bác sỹ là bao lâu?
Căn cứ theo quy định tại khoản 1 Điều 3 Nghị định 96/2023/NĐ-CP về thời gian thực hành để cấp giấy phép hành nghề như sau:
Thời gian, nội dung thực hành để cấp giấy phép hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh bác sỹ là 12 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 09 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
2. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh y sỹ là 09 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 06 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
3. Thời gian thực hành khám bệnh, chữa bệnh đối với chức danh điều dưỡng, hộ sinh, kỹ thuật y là 06 tháng, trong đó:
a) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh là 05 tháng;
b) Thời gian thực hành chuyên môn khám bệnh, chữa bệnh về hồi sức cấp cứu là 01 tháng.
...
Theo đó, bác sỹ để được cấp giấy phép hành nghề khám chữa bệnh thì phải thực hành hành nghề đủ 12 tháng. Cụ thể thời gian thực hành chuyên môn khám chữa bệnh của bác sỹ là 09 tháng và chuyên môn về hồi sức cấp cứu là 03 tháng.
Như vậy, thời gian thực hành chuyên môn khám chữa bệnh về hồi sức cấp cứu để cấp giấy phép hành nghề đối với bác sỹ là 03 tháng.
Bác sỹ có quyền yêu cầu bệnh nhân chi trả những chi phí khám chữa bệnh chưa được niêm yết công khai không?
Căn cứ theo quy định tại khoản 5 Điều 44 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 như sau:
Nghĩa vụ đối với người bệnh
1. Kịp thời sơ cứu, cấp cứu, khám bệnh, chữa bệnh cho người bệnh, trừ trường hợp quy định tại các khoản 2, 3, 4 và 5 Điều 40 của Luật này.
2. Tôn trọng các quyền của người bệnh, có thái độ ân cần, hòa nhã với người bệnh.
3. Tư vấn, cung cấp thông tin theo quy định tại khoản 1 Điều 9 của Luật này.
4. Đối xử bình đẳng với người bệnh, không để lợi ích cá nhân hay sự phân biệt đối xử ảnh hưởng đến quyết định chuyên môn của mình.
5. Chỉ được yêu cầu người bệnh chi trả các chi phí khám bệnh, chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Như vậy, bác sỹ chỉ được phép yêu cầu người bệnh chi trả những chi phí khám chữa bệnh theo quy định của pháp luật.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Cơ sở kinh doanh tuyển người chịu trách nhiệm về an ninh trật tự cần phải không thuộc những trường hợp nào?
- Xe ô tô chở khách trên 8 chỗ phải lưu trữ dữ liệu về hành trình tối thiểu 1 năm từ 1/1/2025 đúng không?
- Ai có quyền yêu cầu người có thông tin liên quan đến hành vi trốn thuế cung cấp thông tin theo quy định?
- Người có trách nhiệm chăm sóc lại ép buộc trẻ em xem phim 18+ trình diễn khiêu dâm bị phạt mấy năm tù?
- Tên quốc tế của thành phần của hàng hóa trên nhãn hàng hóa được phép ghi bằng ngôn ngữ khác không phải tiếng Việt khi nào?