Bác sĩ lợi dụng hoạt động khám chữa bệnh lạm dụng tình dục bệnh nhân bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Bác sĩ lợi dụng hoạt động khám chữa bệnh lạm dụng tình dục bệnh nhân bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
- Bác sĩ lợi dụng hoạt động khám chữa bệnh lạm dụng tình dục bệnh nhân có bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không?
- Bác sĩ lợi dụng hoạt động khám chữa bệnh lạm dụng tình dục bệnh nhân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Bác sĩ lợi dụng hoạt động khám chữa bệnh lạm dụng tình dục bệnh nhân bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền?
Căn cứ khoản 3 Điều 10 Luật Khám bệnh, chữa bệnh 2023 quy định:
Quyền được tôn trọng danh dự, bảo vệ sức khỏe và tôn trọng bí mật riêng tư trong khám bệnh, chữa bệnh
1. Được tôn trọng về tuổi, giới tính, dân tộc, tôn giáo, tín ngưỡng, tình trạng sức khỏe, điều kiện kinh tế, địa vị xã hội.
2. Được giữ bí mật thông tin trong hồ sơ bệnh án và thông tin khác về đời tư mà người bệnh đã cung cấp cho người hành nghề trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp người bệnh đồng ý chia sẻ thông tin theo quy định của pháp luật hoặc trường hợp quy định tại khoản 3 và khoản 4 Điều 69 của Luật này.
3. Không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, ngược đãi, lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
4. Không bị ép buộc khám bệnh, chữa bệnh, trừ trường hợp bắt buộc chữa bệnh quy định tại khoản 1 Điều 82 của Luật này.
Căn cứ điểm b khoản 1 Điều 48 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
1. Cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:
a) Không tôn trọng, không hợp tác với người hành nghề khi khám bệnh, chữa bệnh;
b) Không tôn trọng quyền của người bệnh theo quy định của pháp luật;
c) Không chấp hành chỉ định chẩn đoán, điều trị của người hành nghề, trừ trường hợp được quyền từ chối chữa bệnh.
...
Theo đó, bệnh nhân có quyền không bị kỳ thị, phân biệt đối xử, ngược đãi, lạm dụng thể chất, lạm dụng tình dục trong quá trình khám bệnh, chữa bệnh.
Theo đó, bác sĩ không tôn trọng quyền của người bệnh theo quy định của pháp luật là hành vi phạm quy định về nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh.
Như vậy, bác sĩ lợi dụng hoạt động khám chữa bệnh lạm dụng tình dục bệnh nhân bị phạt cảnh cáo hoặc phạt tiền từ 200.000 đồng đến 500.000 đồng.
Bác sĩ lợi dụng hoạt động khám chữa bệnh lạm dụng tình dục bệnh nhân bị xử phạt vi phạm hành chính bao nhiêu tiền? (Nguồn: Internet)
Bác sĩ lợi dụng hoạt động khám chữa bệnh lạm dụng tình dục bệnh nhân có bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh không?
Căn cứ điểm a khoản 7 Điều 48 Nghị định 117/2020/NĐ-CP quy định:
Vi phạm quy định về nguyên tắc trong hành nghề khám bệnh, chữa bệnh
...
7. Hình thức xử phạt bổ sung:
a) Tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám bệnh, chữa bệnh trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này;
b) Đình chỉ hoạt động một phần của cơ sở (đối với các khoa, phòng, trung tâm, đơn vị, bộ phận vi phạm) hoặc tước quyền sử dụng giấy phép hoạt động khám bệnh, chữa bệnh của cơ sở (đối với vi phạm ảnh hưởng đến toàn bộ hoạt động của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh) trong thời hạn từ 01 tháng đến 03 tháng đối với hành vi quy định tại khoản 5 Điều này.
8. Biện pháp khắc phục hậu quả:
a) Buộc xin lỗi trực tiếp người hành nghề đối với hành vi quy định tại điểm a khoản 1, điểm a khoản 3 và khoản 6 Điều này;
b) Buộc xin lỗi trực tiếp người bệnh đối với hành vi quy định tại điểm b khoản 1 và điểm c khoản 3 Điều này.
Theo đó, bác sĩ lợi dụng hoạt động khám chữa bệnh lạm dụng tình dục bệnh nhân không bị tước quyền sử dụng chứng chỉ hành nghề khám chữa bệnh.
Tuy nhiên, bác sĩ lợi dụng hoạt động khám chữa bệnh lạm dụng tình dục bệnh nhân ngoài bị phạt cảnh cáo, phạt tiền còn có thể bị áp dụng biện pháp khắc phục hậu quả buộc xin lỗi trực tiếp người bệnh có hành vi vi phạm.
Bác sĩ lợi dụng hoạt động khám chữa bệnh lạm dụng tình dục bệnh nhân có bị truy cứu trách nhiệm hình sự không?
Căn cứ Điều 155 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi điểm e khoản 2 Điều 2 Luật sửa đổi Bộ luật Hình sự 2017 quy định:
Tội làm nhục người khác
1. Người nào xúc phạm nghiêm trọng nhân phẩm, danh dự của người khác, thì bị phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm.
2. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm:
a) Phạm tội 02 lần trở lên;
b) Đối với 02 người trở lên;
c) Lợi dụng chức vụ, quyền hạn;
d) Đối với người đang thi hành công vụ;
đ) Đối với người dạy dỗ, nuôi dưỡng, chăm sóc, chữa bệnh cho mình;
e) Sử dụng mạng máy tính hoặc mạng viễn thông, phương tiện điện tử để phạm tội;
g) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể từ 31% đến 60%.
3. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 02 năm đến 05 năm:
a) Gây rối loạn tâm thần và hành vi của nạn nhân mà tỷ lệ tổn thương cơ thể 61% trở lên.
b) Làm nạn nhân tự sát.
4. Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Theo đó, bác sĩ lợi dụng hoạt động khám chữa bệnh có hành vi lạm dụng tình dục xúc phạm nghiêm trọng đến nhân phẩm; danh dự của người bệnh thì có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội "Tội làm nhục người khác".
Tùy vào mức độ và tính chất sự việc, người phạm tội chịu mức phạt được quy định như sau:
- Phạt cảnh cáo, phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 30.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm;
- Phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm;
- Phạt tù từ 02 năm đến 05 năm.
Lưu ý: Người phạm tội còn có thể bị cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Hồ sơ, thủ tục xét công nhận đảng viên dự bị thành đảng viên chính thức? Đảng viên dự bị có được biểu quyết không?
- Giá hợp đồng trọn gói là gì? Giá hợp đồng trọn gói được áp dụng cho các gói thầu xây dựng nào?
- Mẫu sổ tiếp nhận lưu trú mới nhất là mẫu nào? Sổ tiếp nhận lưu trú được sử dụng trong trường hợp nào?
- Tạm ngừng xuất khẩu là biện pháp áp dụng đối với hàng hóa từ đâu đến đâu theo quy định pháp luật?
- Người dân có được soát người, khám xét người khác khi nghi bị lấy cắp đồ không? Có bị truy cứu TNHS?