Ai có quyền quyết định việc gia nhập tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực của Quốc hội Việt Nam?
- Ai có quyền quyết định việc gia nhập tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực của Quốc hội Việt Nam?
- Ai lãnh đạo hoạt động của đoàn Quốc hội Việt Nam tại các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực?
- Chủ tịch Quốc hội có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Quốc hội thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn của mình không?
Ai có quyền quyết định việc gia nhập tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực của Quốc hội Việt Nam?
Theo khoản 3 Điều 4 Quy chế hoạt động đối ngoại của Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 1170/2016/NQ-UBTVQH13 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong hoạt động đối ngoại như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Ủy ban thường vụ Quốc hội trong hoạt động đối ngoại
1. Báo cáo Quốc hội những vấn đề thuộc chính sách đối ngoại của Nhà nước liên quan đến quan hệ với Quốc hội các nước, với các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực, với các tổ chức quốc tế khác.
2. Trong thời gian Quốc hội không họp, xem xét báo cáo định kỳ của Chính phủ về công tác đối ngoại; cho ý kiến về những vấn đề thuộc chính sách cơ bản về đối ngoại của Nhà nước trước khi trình Quốc hội.
3. Quyết định việc gia nhập hoặc rút khỏi tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực; quyết định đăng cai tổ chức hội nghị liên nghị viện thế giới và khu vực tại Việt Nam.
4. Quyết định việc thành lập, quyết định tổ chức và hoạt động của tổ chức nghị sĩ hữu nghị Việt Nam.
5. Thông qua chương trình hoạt động đối ngoại hằng năm của Ủy ban thường vụ Quốc hội; xem xét, quyết định dự toán ngân sách hoạt động đối ngoại.
6. Chỉ đạo, điều hòa, phối hợp hoạt động đối ngoại của Hội đồng dân tộc, các Ủy ban của Quốc hội, Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước, Tổng thư ký Quốc hội, các nhóm nghị sĩ hữu nghị, nhóm nữ nghị sĩ, nhóm nghị sĩ trẻ.
7. Xem xét, đánh giá kết quả thực hiện chương trình hoạt động đối ngoại hàng năm của Quốc hội; xem xét báo cáo kết quả chuyến thăm, làm việc của đoàn Quốc hội tại nước ngoài và đoàn Quốc hội nước ngoài, tổ chức quốc tế đến thăm, làm việc với Quốc hội Việt Nam; xem xét báo cáo kết quả các hội nghị quốc tế do Quốc hội đăng cai tổ chức; xem xét báo cáo hoạt động đối ngoại định kỳ của các cơ quan của Quốc hội, Tổng thư ký Quốc hội và Văn phòng Quốc hội, các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội, Kiểm toán nhà nước.
Theo quy định nêu trên thì Ủy ban thường vụ Quốc hội có thẩm quyền quyết định việc gia nhập tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực của Quốc hội.
Cơ quan nào có quyền quyết định việc gia nhập tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực của Quốc hội? (Hình từ Internet)
Ai lãnh đạo hoạt động của đoàn Quốc hội Việt Nam tại các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực?
Theo khoản 1 Điều 5 Quy chế hoạt động đối ngoại của Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 1170/2016/NQ-UBTVQH13 quy định về nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội trong hoạt động đối ngoại như sau:
Nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch Quốc hội trong hoạt động đối ngoại
1. Chỉ đạo việc thực hiện công tác đối ngoại của Quốc hội; thay mặt Quốc hội trong quan hệ đối ngoại của Quốc hội; lãnh đạo hoạt động của đoàn Quốc hội Việt Nam tại các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực.
2. Xem xét, quyết định hoạt động đối ngoại của Phó Chủ tịch Quốc hội, Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ tịch Hội đồng dân tộc của Quốc hội, Chủ nhiệm các Ủy ban của Quốc hội, người đứng đầu các cơ quan thuộc Ủy ban thường vụ Quốc hội là Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội - Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội, các Đoàn đại biểu Quốc hội, Tổng Kiểm toán nhà nước và các đối tượng thuộc diện Ủy ban thường vụ Quốc hội quản lý.
3. Xem xét, quyết định chủ trương để cán bộ giữ các chức danh quy định tại khoản 2 Điều này nhận huân chương, huy chương, danh hiệu, giải thưởng do nước ngoài, tổ chức quốc tế tặng, trừ các trường hợp thuộc thẩm quyền quyết định của Bộ Chính trị, Ban Bí thư.
4. Xem xét, quyết định chủ trương đón và nội dung làm việc với người đứng đầu, cấp phó của người đứng đầu Quốc hội các nước; chủ trương đón Chủ nhiệm Ủy ban và lãnh đạo cấp tương đương của Quốc hội các nước; lãnh đạo các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực thăm, làm việc tại Việt Nam.
5. Chỉ đạo Ủy ban đối ngoại của Quốc hội trong việc giúp Ủy ban thường vụ Quốc hội điều hòa, phối hợp và triển khai các hoạt động đối ngoại của Quốc hội.
6. Quyết định việc tổ chức hội nghị về công tác đối ngoại của Quốc hội khi cần thiết.
Theo quy định thì Chủ tịch Quốc hội là người lãnh đạo hoạt động của đoàn Quốc hội Việt Nam tại các tổ chức liên nghị viện thế giới và khu vực?
Chủ tịch Quốc hội có thể ủy quyền cho Phó Chủ tịch Quốc hội thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn của mình không?
Theo Điều 6 Quy chế hoạt động đối ngoại của Quốc hội ban hành kèm theo Nghị quyết 1170/2016/NQ-UBTVQH13 quy định
Ủy quyền
Chủ tịch Quốc hội có thể ủy quyền cho một Phó Chủ tịch Quốc hội thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong hoạt động đối ngoại được quy định tại Quy chế này.
Như vậy, Chủ tịch Quốc hội có thể ủy quyền cho một Phó Chủ tịch Quốc hội thực hiện một số nhiệm vụ và quyền hạn của mình trong hoạt động đối ngoại được quy định tại Quy chế này.
Quý khách cần hỏi thêm thông tin về có thể đặt câu hỏi tại đây.
- Tải mẫu thông báo dữ liệu phản ánh vi phạm giao thông 2025? Ai tiếp nhận thông tin hình ảnh vi phạm giao thông do cá nhân cung cấp?
- Công trình xây dựng có quy mô lớn thì tiến độ xây dựng công trình cần phải được lập như thế nào?
- Cấp giấy phép xây dựng có thời hạn cho việc xây dựng mới đối với công trình xây dựng thuộc khu vực có quy hoạch phân khu xây dựng được không?
- Mẫu công văn từ chối nhận hàng dành cho bên mua mới nhất? Bên mua chỉ có quyền từ chối nhận hàng khi nào?
- Quyền và nghĩa vụ của bên nhận bảo lãnh ngân hàng theo Thông tư 61/2024 ra sao? Hồ sơ đề nghị bảo lãnh bao gồm những gì?